Những trẻ nào cần khám mắt để phát hiện bệnh? -
Cân nặng lúc sinh dưới 1,5kg hoặc tuổi thai lúc sinh dưới 33 tuần (7,5 tháng). -
Cân nặng lúc sinh từ 1,5kg đến 2kg nhưng bị ngạt khi sinh, nằm lồng ấp, thở oxy kéo dài, có những bệnh khác kèm theo hoặc đa thai (sinh đôi, sinh ba…). Trẻ sinh càng non, nguy cơ mắc ROP càng cao Triệu chứng của bệnh ROP? Ở giai đoạn sớm không thể phát hiện bệnh bằng mắt thường, khi đã biểu hiện ra bên ngoài là bệnh đã ở giai đoạn muộn. Bệnh ROP cần được khám sàng lọc sau khi trẻ sinh khoảng 4 đến 8 tuần. Bác sĩ nhãn khoa sẽ dùng đèn soi đáy mắt gián tiếp để thăm khám cho trẻ. Nếu mắc bệnh ROP trẻ sẽ được tái khám mỗi 1 đến 3 tuần để đánh giá tiến triển của bệnh. Biện pháp điều trị bệnh ROP? Có 2 phương pháp là lạnh đông và quang đông bằng laser, bác sĩ sẽ tư vấn lựa chọn phương pháp phù hợp cho trẻ. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, nếu bệnh nhẹ hoặc trung bình và phát hiện sớm thì kết quả khá tốt. Bong võng mạc ở trẻ đẻ non có thể gây mù vĩnh viễn Trong một số trường hợp bệnh đã tiến triển đến bong võng mạc khả năng mù là rất cao. Thị lực về sau còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong quá trình phát triển của trẻ. Ngăn chặn bệnh võng mạc trẻ sinh non? Tại thời điểm hiện tại chưa có biện pháp hiệu quả để phòng tránh bệnh ROP. Nếu trẻ đã mắc ROP, việc theo dõi tái khám theo hẹn của bác sĩ là vô cùng quan trọng. Trẻ cần được khám cho tới khi qua khỏi giai đoạn nguy hiểm hay mạch máu ở võng mạc phát triển đầy đủ. (Biên dịch: Lê Thùy Linh – Cử nhân điều dưỡng tiên tiến K1 – ĐH Y Hà Nội) |