Triệu chứng hen suyễn và cách chống hen hiệu quả


Hen là tình trạng gây ra khó thở. Hen thường không gây ra các triệu chứng, tuy nhiên khi các triệu chứng biểu hiện, người bệnh có thể cảm thấy sợ hãi. Khi đường thở bị thu hẹp và viêm nhiễm gây ra cơn hen. Hen có thể di truyền trong gia đình.

Vậy triệu chứng của hen suyễn là gì?

Sau đây là những triệu chứng của hen: thở khò khè (nghe có tiếng rít khi thở ra), ho, cảm giác tức ngực, khó thở (nhất là khi gắng sức hoặc vào ban đêm).

Các triệu chứng đó có thể xảy ra hàng ngày, hàng tuần hoặc ít hơn và diễn biến từ nhẹ đến nặng. Một số trường hợp rất hiếm đã ghi nhận, cơn hen thậm chí có thể gây ra tử vong.

hen ở người lớn

Một trong những câu hỏi phổ biến là Đã có xét nghiệm cho hen suyễn?

Câu trả lời là Có. Bác sỹ dựa vào các triệu chứng của bạn và xét nghiệm chức năng hô hấp để chỉ ra tình trạng hoạt động của phổi.

Vậy hen được điều trị ra sao? Có rất nhiều loại thuốc khác nhau được dùng để điều trị hen như thuốc dạng hít, thuốc nước, thuốc viên. Tùy thuộc vào tần suất và mức độ của triệu chứng mà bác sỹ sẽ kê đơn. Thuốc hen hoạt động theo một trong hai cách sau:

  • Thuốc giảm triệu chứng nhanh: các triệu chứng biến mất nhanh chóng trong 5 đến 15 phút. Hầu hết mỗi người bị hen suyễn thường có một ống hít mang theo bên người. Họ sử dụng chúng bất cứ khi nào có triệu chứng hen. Hầu hết họ dùng chúng 1 -2 lần một tuần hoặc ít hơn. Tuy nhiên khi các triệu chứng hen nặng lên, cần dùng thuốc liều cao hơn. Một vài người có thể cảm thấy lung lay sau khi dùng thuốc này.
  • Thuốc kiểm soát dài kỳ: dùng để kiểm soát hen và phòng ngừa các triệu chứng sau này. Những người có triệu chứng hen xảy ra thường xuyên sẽ dùng thuốc này 1 -2 lần mỗi ngày.

Việc bạn dùng thuốc theo đơn của bác sỹ là vô cùng quan trọng, chính xác là cách mà bạn uống thuốc. Bạn có thể phải uống thuốc vài lần trong một ngày, bạn cũng có thể không cảm nhận được tác dụng của thuốc nhưng không có nghĩa là thuốc không có tác dụng.

Điều trị hen không đúng loại thuốc có thể gây tổn thương phổi, hơn nữa, việc sử dụng thuốc không đúng có thể làm các triệu chứng diễn biến trầm trọng hơn và thậm chí khiến bạn phải nhập viện.

Vậy kế hoạch chống hen là gì?

Sau đây là một danh sách các hướng dẫn cần thiết cho kế hoạch chống hen gồm: Những loại thuốc nào uống mỗi ngày tại nhà? Những loại thuốc nào uống nếu triệu chứng hen trầm trọng hơn? Khi nào thì phải gọi giúp đỡ hoặc cấp cứu?

Nếu bạn có những triệu chứng hen nặng hoặc thường xuyên, bác sỹ sẽ gợi ý cho bạn một kế hoạch chống hen dựa trên sự trao đổi giữa bạn và bác sỹ. Như một phần trong kế hoạch chống hen, bạn cần dùng một thiết bị gọi là “lưu lượng đỉnh kế” (thiết bị đo lưu lượng phổi). Hơi thở vào thiết bị này sẽ hiển thị ra tình trạng hoạt động của phổi. Bác sỹ sẽ chỉ ra cho bạn cách dùng thiết bị này và ống xịt theo đúng cách.

Cần chú ý rằng nếu bạn bị khó thở hoặc thở khò khè nhiều hơn 2 lần một tuần, bạn nên gặp bác sỹ hoặc điều dưỡng. Và gọi cấp cứu khi bạn có dấu hiệu của cơn hen với các triệu chứng tăng dần và không giảm sau khi dùng thuốc giảm hen nhanh. Theo khuyến cáo, bạn nên gặp bác sỹ hoặc điều dưỡng 6 tháng một lần hoặc nhiều hơn nếu bạn dùng thuốc hen hàng ngày.

Một trong những vấn đề đang rất được quan tâm là Hen có thể phòng tránh được không? Câu trả lời là Có, bản thân bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa các triệu chứng của hen như tránh xa các vật là nguyên nhân gây ra và làm nặng các triệu chứng hen. Nếu bạn biết rõ những nguyên nhân đó là gì, thì nên tránh xa chúng nhiều nhất có thể. Một số nguyên nhân phổ biến như bụi, bào tử, động vật (chó, mèo), phấn hoa, khói thuốc, thể dục, căng thẳng, cảm lạnh. Nếu bạn không thể tránh được các nguyên nhân đó, bạn nên xin tư vấn của bác sỹ. Ví dụ, tập thể dục có thể tốt cho người bị hen, nhưng bạn cần dùng một liều thuốc xịt giảm hen nhanh trước khi tập thể dục.

Nếu bạn muốn có thai, xin tư vấn của bác sỹ về cách kiểm soát cơn hen. Kiểm soát cơn hen tốt là vô cùng quan trọng với bản thân bạn và thai nhi. Hầu hết các thuốc hen đều an toàn cho thai phụ.

Cấn Thị Hoa

Cử nhân điều dưỡng tiên tiến khóa 1 – đại học Y Hà Nội

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: hen suyễn triệu chứng hen suyễn hen suyễn là gì cách phòng bệnh hen suyễn dùng thuốc kiểm soát hoạch chống điều dưỡng nguyên nhân


Nguyễn Quang Nghĩa

Tân Phú Long An
Chuyên: Nội Khoa

Nguyễn Xuân Vinh

006 Tòa Nhà H1 Đường Hoàng Diệu, P. 9, Q. 4, TP.HCM
Chuyên: Nội Khoa

Nguyễn Bạch Huệ

Số 3, Đường 17A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
Chuyên: Nhi Khoa

Đoàn Vĩnh Bình

Số 04 Nguyễn Lương Bằng - Khu Đô Thị Mới Phú Mỹ Hưng Phường Tân Phú, Quận 7 -TPHCM
Chuyên: Tim Mạch

Nguyễn Tuấn Kiệt

871 Trần Xuân Soạn, Phường Tân Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên: Tim Mạch, Nội Khoa

Dịch trong ổ bụng (Cổ trướng)

Dịch ổ bụng là tình trạng khi dịch ứ đọng ở các khoang giữa các...

Nguyên nhân gây gù lưng và cách chữa trị

Ở những người bị gù, sống lưng cong hơn bình thường, làm lưng có hình...

Những tác dụng của thuốc steroid trong chữa bệnh

Thuốc steroid (corticoid) là một nhóm thuốc có thể chữa nhiều bệnh khác nhau. Loại thuốc...

Làm gì khi trẻ quấy khóc bất thường?

Quấy khóc bất thường được định nghĩa là tình trạng trẻ nhỏ trong ba tháng...

Nguyên nhân và cách phòng bệnh vàng da ở người lớn

Vàng da là tình trạng đặc trưng bởi da và củng mạc mắt có màu...

Vui lòng đợi...