Nguyên nhân và phương pháp điều trị mụn trứng cá
Khi lỗ chân lông bị bít tắc sẽ làm mụn trứng cá phát triển. Đây là một loại tổn thương da rất phổ biến.
Các phương pháp điều trị hiện thời có thể chữa lành các nốt mụn đã xuất hiện hoặc ngăn cho mụn không phát triển. Bên cạnh đó, mỹ phẩm cũng góp phần làm giảm sẹo và vết thâm do mụn gây ra.
VẬY TRỨNG CÁ PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO?
Sự phát triển của trứng cá bao gồm 4 giai đoạn
●Tắc nghẽn ống chân lông
Da mặt của chúng ta bao gồm rất nhiều các lớp da, trong đó lớp da trên cùng là lớp có nhiều tế bào chết. Bên cạnh đó, dưới lớp da còn có các tuyến nhờn. Khi các tuyến nhờn hoạt động mạnh sẽ tiết ra nhiều dầu, và ứ đọng lại ở lỗ chân lông. Khi lớp da chết ở ngoài cùng chưa kịp loại bỏ, sẽ kết hợp với lượng dầu này, tạo thành một nút, làm tắc lỗ chân lông, gây mụn.
● Tăng tiết bã nhờn:
Ở tuổi thành niên, tuyến bã nhờn phát triển mạnh và tăng tiết dầu. Những nơi tập trung nhiều tuyến bã nhờn là : mặt, cổ, lưng trên và phía trên cánh tay.
●Tăng hoạt động của vi khuẩn :
Sự tăng tiết bã nhờn tạo điều kiên cho vi khuẩn propionbacterium acnes có mặt sẵn trên da phát triển nhanh chóng trong lỗ chân lông.
●Viêm
Sự phát triển quá mức của vi khuẩn sẽ gây viêm và có thể dẫn tới nứt hay vỡ nang lông. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng đỏ và sưng tấy.
NGUYÊN NHÂN GÂY RA MỤN
Sự thay đổi hooc-mon
Sự thay đổi hooc-môn trong thời kì dậy thì là nguyên nhân chính khiến các tuyến bã phát triển mạnh, tăng tiết dầu. Ở đa số bệnh nhân bị mụn trứng cá, nồng dộ hooc-môn vẫn bình thường nhưng các tuyến bã nhờn của họ lại nhạy cảm với hooc- môn hơn rất nhiều. Ngoài ra,ở phụ nữ, hội chứng buồng trứng đa nang cũng ảnh hưởng tới nồng độ hooc-môn của họ.
Mặc dù vẫn xuất hiện ở những năm đầu của tuổi trưởng thành nhưng mụn trứng cá sẽ mất dần đi trong độ tuổi 30-40. Ở tuổi dậy thì, trứng cá chủ yếu xuất hiện ở nam giới. Qua tuổi này, phụ nữ lại bị trứng cá nhiều hơn. Trước mỗi kì kinh nguyệt, phụ nữ cũng sẽ bị nổi mụn nhiều hơn, đặc biệt là phụ nữ trên 30 tuổi.
Các yếu tố bên ngoài
Các loại mỹ phẩm có gốc dầu (như dầu thô, dầu bôi trơn, dung dịch sáp) cũng là một nguyên nhân gây ra mụn. Dầu và các chất bôi trơn mà lỗ chân lông tiết ra cũng góp phần làm tình trạng trứng cá năng lên. Các loại mỹ phẩm lỏng, không chứ dầu ít ảnh hưởng đến làn da mụn hơn là sản phẩm chứa gốc dầu.
Những người bị mụn thường nghĩ rằng xà phòng và các chất làm se da sẽ giúp cải thiện tình hình. Thực chất các biện pháp này chỉ làm sạch lượng bã nhờn trên bề da mà không làm giảm bớt sự tiết dầu. Sử dụng quá nhiều các phương pháp tẩy rửa này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới việc điều trị.
Chế độ ăn
Vai trò của chế độ ăn trong việc hình thành mun trứng cá còn đang được bàn cãi. Một số nghiên cứu cho thấy, sữa bò có ảnh hưởng tới tình trạng trứng cá vì có thể trong sữa chứa một vài hooc-môn tự nhiên. Tuy nhiên, không có một bằng chứng nào dủ mạnh để khẳng định sữa, đồ ăn nhanh hay sô cô la có thể làm tăng nguy cơ mọc mụn.
Yếu tố tâm lý
Tâm lý căng thẳng chắc chắn sẽ làm tăng hình thành mụn trứng cá.
ĐIỀU TRỊ MỤN TRỨNG CÁ
Điều trị kết hợp thường có tác dụng tốt hơn là phương pháp điều trị đơn lẻ. Mụn trứng cá cần ít nhất 8 tuần để chín, do đó bệnh nhân cần được điều trị ít nhất hai tới ba tháng để xác định xem phương pháp điều trị này có hiệu quả trên bệnh nhân hay không.
Chăm sóc da mụn
- Vệ sinh da
Rửa mặt bằng các loại sữa, dung dịch dịu nhẹ không xà phòng hoặc bằng nước ấm (không dùng nước nóng) không quá 2 lần một ngày. Một số chuyên gia da liễu khuyên rằng, những người bị mụn trứng cá nên rửa mặt bằng tay thay vì dùng khăn hay miếng bọt biển. Cọ hay tẩy rửa quá mạnh càng làm tình trạng tồi tệ hơn và gây tổn thương bề mặt da.
Tuyệt đối không nặn, cậy mụn vì nó có thể làm sưng tấy, để lại sẹo và gây nhiễm trùng.
- Dưỡng ẩm
Các phương pháp điều trị mụn trứng cá thường gây khô và nẻ da. Dó đó sử dụng một loại kem dưỡng ẩm thích hợp là cần thiết. Những sản phẩm kem dưỡng ẩm có ghi nhãn "non-comedogenic" với thành phần không chưa dầu thường ít gây bít tắc lỗ chân lông hơn các sản phẩm khác.
- Chống nắng
Khi điều trị mụn, da trở nên nhạy cảm hơn trước ánh nắng mặt trời. Để giảm thiểu tổn hại cho da, cần phải tránh nắng và sử dụng kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài. Kem chống nắng nên có chỉ số SPF từ 30 trở lên để bảo vệ da khỏi các tia quang phổ rộng như UVA và UVB.
Tự điều trị
Nếu bạn bị mụn ở mức độ vừa phải, bạn có thể tự điều trị mà sử dụng các thuốc không cần đơn của bác sĩ bao gồm a-xít salicylic, benzoyl peroxide, sulfur, a-xít alpha hydroxyl hoặc tinh chất trà xanh ( tea tree oil). Nên sử dụng nhiều biện pháp kết hợp để có hiệu quả tốt nhất.
Một số ít người bị dị ứng nặng với các sản phẩm trị mụn, do đó trong 3 ngày đầu chỉ nên sử dụng với một lượng nhỏ ở một vài vị trí.
Sau ba tháng tựu điều trị, nếu tình hình không cải thiện hoặc nặng lên thì nên đi khám và xin lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị mụn trứng cá không viêm (bao gồm mụn đầu trắng và mụn đầu đen)
- Dẫn xuất của vitamin a (retinoid)
Thuốc bôi chứa dẫn xuất của vitamin A thường được chỉ định cho mụn trứng cá không viêm. Ví dụ các thuốc có chưa tretinoin (Retin-A, Avita, Atrallin ) adapalene (Differin),và tazarotene (Tazorac).
Thông thường Retinoid dạng bôi được sử dụng một lần một ngày. Những người bị kich ứng thì có thể giảm liều dùng sau đó tăng dần tùy sức chịu đựng của mỗi người. Hầu hết mọi người đều có thể dung nạp retinoid dần dần.
Retinoid thường được sản xuất ở dạng gel hay dạng kem. Dạng gel thích hợp với người da dầu còn dạng kem phù hợp với người da khô.
Thuốc bôi Retinoid có thể gây kích ứng da. Khi sử dụng cần lưu ý dùng kem chống nắng có SPF trên 30 trước khi ra ngoài.
- Các sản phẩn khác:
Những người không thể dung nạp retinoid có thể sử dụng các chế phẩm khác như axits salicylic, axits glycolic hay axits azelaic. Tất cả các loại thuốc này đều giúp giảm mụn không viêm. Riêng a xít azelaic còn có thể làm giảm thâm do mụn.
Điều trị mụn trứng cá viêm nhẹ hoặc trung bình
Mụn viêm nhẹ và trung bình thường được điều trị bằng thuốc bôi Retioid, kháng sinh bôi hay benzoyl peroxide. Điều trị kết hợp benzoyl peroxide với kháng sinh bôi hoặc kết hợp benzoyl peroxide với thuốc bôi retinoid sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn
- Benzoyl peroxide
Dùng 2 lần một ngày. Khi sử dụng kết hợp với retinoid dạng bôi thì benzoyl peroxide sẽ được dùng vào buổi sang còn retinoid dùng vào buổi tối. Cũng như retinoid, benzoyl peroxide có thể gây kích ứng da, đôi khi còn làm tấy đỏ và bong da. Nó cũng làm hoen màu quần áo hay làm bạc màu tóc.
- Kháng sinh dạng bôi: ( dạng kem hay dung dịch)
Có tác dụng kiểm soát sự sinh sôi của vi khuẩn và giảm viêm. Bao gồm: erythromycin, clindamycin, sulfacetamide, và dapsone.
Điều trị mụn viêm mức độ trung bình và nặng
Người có mụn viêm mức độ vừa và nặng sẽ được chỉ định kháng sinh dạng uống và retinoid dạng uống, có thể kết hợp với thuốc bôi. Ở phụ nữ liệu pháp hooc-môn (thuốc ngừa thai) cũng được sử dụng.
- Kháng sinh dạng uống
Kháng sinh dạng uống có tác dụng làm chậm sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn gây mụn. Tuy nhiên, kháng sinh uống có vài tác dụng phụ khác.
- và minocycline là hai loại kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất. Không dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 9 tuổi.
- Isotretinoin dạng uống
Isotretinoin dạng uống (bao gồm Amnesteem, Claravis, Sotret, Absorica) là retinoid tác dụng mạnh có hiệu quả điều trị cao cho các trường hợp trứng cá nặng. Nó chữa lành hay cải thiện đáng kể tình trạng mụn ở hầu hết bệnh nhân. Isotretinoin dạng uống còn có tác dụng với hầu hết các loại mụn mủ.
Isotretinoin dạng uống thường được bào chế ở dạng viên dùng một hay hai lần (trong bữa ăn) trong vòng 20 tuần. Trong một số trường hợp, Mụn trứng cá sẽ nặng lên ở thời gian đầu sử dụng thuốc, sau đó sẽ cải thiện dần theo thời gian. Để hạn chế tình trạng này, ở tháng điều trị đầu tiên,có thể Isotretinoin sẽ được dùng ở liều thấp.
Kết quả điều trị có thể kéo dài được tới 5 tháng kể từ khi ngưng điều trị.
Tác dụng phụ và nguy cơ: Mặc dù có tác dụng tích cực nhưng Isotretinoin cũng có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng, do đó cần sử dụng một cách thận trọng. Dùng Isotretinoin khi đang mang thai có thể gây sảy thai, đe dọa tính mạng thai nhi hay gây dị dạng bẩm sinh.
Các tác dụng phụ có thể có khác không bao gồm:
- Xảy ra trong khi điều trị: khô hoặc bong da, nứt nẻ môi, ngứa, đau cơ, chảy máu cam, và nhạy cảm với ánh nắng mặt trời xảy ra trong khi điều trị.
- Có nhiều hoài nghi về mối liên hệ giữa Isotretinoin và tình trạng trầm cảm và hành vi tự vẫn. Tuy nhiên, chưa có đủ bằng chứng để kết luận rằng Isotretinoin gây ra các tình trạng này. Mặc dù vậy, bệnh nhân sử dụng Isotretinoin vẫn cần được quan tâm nhất định tới vấn đề tâm lý.
- Isotretinoin có thể làm tăng triglyceride máu( một loại chất béo liên quan tới cholesterol), tổn thương gan, viêm tụy, thay đổi công thức máu.
Nhiều tác dụng phụ của thuốc có thể kiểm soát được. Tuy vậy, một số tác dụng phụ khác lại có thể gây nguy hiểm và cần phải dừng thuốc ngay lập tức. Giữ liên lạc và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, làm xét nghiệm máu để kiểm tra tryglycerdes máu, chức năng gan, công thức máu.
- Liệu pháp hooc-môn
Estrogen có thể làm hạn chế tác dụng của androgens ( nội tiết tố làm mụn trứng cá phát triển). Ở bệnh nhân nữ có mụn trứng cá ở mức độ trung bình và nặng, viên ngừa thai có chứa Estrogen cũng được sử dụng để điều trị ở một số trường hợp.
Không phải tất cả các biện pháp tránh thai đều được sử dụng trong liệu pháp hooc-môn. Các dụng cụ tử cung và một số thuốc ngừa thai dạng tiêm sẽ làm tình trạng mụn nặng thêm.
Một số loại thuốc khác có khả năng làm giảm nội tiết tố androgens ở phụ nữ , trong đó có spironolactone. Tác dụng phụ hiếm gặp là, làm tăng kali máu và làm dị dạng thai nhi.
Tác dụng điều trị của liệu pháp hooc-môn có thể chỉ biểu hiện rõ rệt sau 3 tới 6 tháng kể từ khi sử dụng.
Điều trị mụn trứng cá trong quá trình mang thai
Nhiều biện pháp điều trị mụn trứng cá không an toàn khi sử dụng trong quá trình mang thai. Phụ nữ mang thai hoặc dự định có thai nên cân nhắc dừng tất cả các loại thuốc trước khi quyết định có con. Nếu việc chữa trị mụn trứng cá là thực sự cần thiết thì cần phải tao đổi kĩ với nhân viên y tế.