Bệnh giang mai
Bệnh giang mai có những giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn có các triệu chứng khác nhau bao gồm :
- Giai đoạn 1
- Giai đoạn 2
- Giai đoạn tiềm ẩn
- Giai đoạn 4
Các triệu chứng của giai đoạn 1 là gì ?
Giai đoạn 1 là giai đoạn bắt đầu 2-3 tuần sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Thường xuất hiện những vết loét đỏ ở dương vật, quanh âm đạo, hậu môn hoặc cũng có thể xuất hiện ở những nơi khó nhìn thấy như trong âm đạo, cổ tử cung, trực tràng. Các triệu chứng có thể tự biến mất sau 3-6 tuần nên người bệnh đã không điều trị.
Các triệu chứng giai đoạn 2 là gì ?
Giai đoạn 2 bắt đầu vài tuần hoặc vài tháng sau giai đoạn 1, xảy ra ở 25% người không điều trị ở giai đoạn 1. Các triệu chứng bao gồm :
- Phát ban lan rộng ở bất cứ vùng nào trên cơ thể, kể cả lòng bàn tay và gan bàn tay.
- Sốt
- Đau đầu
- Đau họng, đau cơ và có các triệu chứng giống bệnh cúm
- Giảm cân
- Xuất hiện các hạch ở cổ, nách, háng.
Các triệu chứng của giai tiềm ẩn là gì ?
Giai đoạn tiềm ẩn thực sự không có triệu chứng nào. Họ là những người mắc giang mai nhiều năm mà không biết.
Các triệu chứng của giai đoạn 4 là gì ?
Giai đoạn 4 gây ra tổn thương nghiêm trọng đến tim, não, mắt và các cơ quan khác.
Giang mai thần kinh là gì ?
Giang mai thần kinh là khái niệm giang mai đã lan đến não, tủy sống, hoặc các mô quanh đó. Giang mai thần kinh cũng có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của giang mai. Các triệu chứng bao gồm :
- Đau đầu
- Lú lẫn
- Buồn nôn và nôn
- Cứng cổ
- Có vấn đề thị giác
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị giang mai thần kinh, bạn cần làm xét nghiệm chọc ống sống thắt lưng. Bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch quanh tủy sống để tìm ra vi khuẩn gây bệnh giang mai.
Có xét nghiệm giang mai không ?
Có. Bạn sẽ được lấy xét nghiệm máu.
Có cần gặp bác sĩ/điều dưỡng không ?
Có. Bạn nên gặp bác sĩ/điều dưỡng nếu như bạn có các triệu chứng trên. Bạn cũng nên gặp bác sĩ/điều dưỡng nếu như bạn tình của bạn được chuẩn đoán giang mai thậm chí bạn không có triệu chứng.
Những người có mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác có nguy cơ mắc giang mai cao.
Bệnh giang mai được điều trị như thế nào ?
Bệnh giang mai thường được điều trị với kháng sinh penicillin. Thời gian dùng kháng sinh phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh giang mai. Những người dị ứng với penicillin phải dùng loại kháng sinh khác.
Sau khi kết thúc điều trị, họ cần được kiểm tra để đảm bảo bệnh giang mai đã được chữa khỏi.
Bệnh giang mai có thể ngăn ngừa được không ?
Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh giang mai bằng cách :
- Sử dụng bao cao su mỗi lần quan hệ tình dục
- Tránh quan hệ tình dục với bạn tình có các triệu chứng của bệnh
- Không quan hệ tình dục.
(Biên dịch : Trần Thị Huyền Trang – Cử nhân điều dưỡng tiên tiến khóa 1 – ĐH Y Hà Nội)