Chứng phát ban là gì?
Chứng phát ban là gì?
Phát ban là tình trạng rất phổ biến. Có tới 20% dân số đã từng gặp phải vấn đề này.
Ban ngứa ( hay còn gọi là mề đay) là nhưng nốt đỏ nổi trên da và rất ngứa. Nguyên nhân thường do dị ứng. Ở hầu hết các trường hợp, ban ngứa thường nổi và mất đi chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ, nhưng cũng có thể tái diễn lại thêm nhiều lần khác.
Một số người khi bị phát ban còn bị phù mạch. Đây là tình trạng sưng phồng, hay xảy ra ở mặt, mi mắt, tai, miệng, tay, chân và cơ quan sinh dục.
Một số trường hợp khác khi phát ban hoặc phù mạch lại xuất hiện những phản ứng dị ứng dữ dội khác. Bạn cần tới gặp bác sĩ ngay lập tức khi đột nhiên bị phát ban hay sưng phồng kèm theo các triệu chứng sau đây:
- Khó thở
- Đau thắt họng
- Buồn nôn và nôn
- Chuột rút, đau dạ dày
- Đi ngoài không tự chủ
Vậy nguyên nhân nào khiến chúng ta bị phát ban?
Nếu như là lần nổi ban lần đầu tiên, có thể là do bạn dị ứng. Các tác nhân phổ biến gây dị ứng gồm có: thuốc, ví dụ như kháng sinh hay aspirin; Thức ăn, ví dụ như trứng, lạc (đậu phộng), cá, đồ biển; Các tác nhân tiếp xúc như: cây, nước dãi động vật, lông vật nuôi, nhựa cây, phấn hoa; Côn trùng cắn. Nếu bị phát ban do dị ứng, bạn cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây nổi ban đó.
Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân gây nổi ban khác bao gồm: Nhiễm trùng; Da tiếp xúc với không khí lạnh hay nước lạnh; Da bị ép hay bị rung; Do thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột ( ví dụ: tiếp xúc với không khi lạnh hoặc sau khi tắm nước nóng, sau khi tập thể dục)
Khi ban ngứa xuất hiện hầu hết các ngày trong hơn 6 tuần thì có khả năng là bạn không bị dị ứng. Ban ngứa xuất hiện trong thời gian dài như vậy được gọi là “phát ban mãn tính”. Đa số trường hợp khó có thể tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng phát ban mãn tính này.
Nếu bị phát ban mãn tính, bạn cần phải dùng thuốc hàng ngày để kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, may mắn là ban mãn tính thường sẽ bay dần theo thời gian.
Điều trị ban ngứa như thế nào?
Có thể không cần. Ban ngứa thường tự mất đi sau vài ngày hay vài tuần mà không cần chữa trị. Nhưng trong trường hợp yêu cầu điều trị, bước đầu tiên là phải tìm ra nguyên nhân gây phát ban và tuyệt đối tránh tiếp xúc với những tác nhân này.
Thuốc kháng histamine được chỉ định nhằm làm giảm ngứa. đây cũng là loại thuốc được dùng trong các trường hợp bị dị ứng.
Nếu bạn bị phát ban nặng hay ban ngứa không lạn đi, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống viêm steroids trong thời gian ngắn. Loại thuốc này rất hiệu quả nhưng không thể dùng trong thời gian dài được (vài tháng hay vài năm) vì nó có thể gây ra những tác dụng phụ vô cùng nghiêm trọng. Do đó, dùng thuốc phải tuyệt đối tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ.
Tạ Ngọc Đan Trang
Cử nhân điều dưỡng tiên tiến. Đại học Y Hà Nội