Bệnh Glôcôm góc đóng
Hình 1. Tăng nhãn áp đột ngột gây tổn thương thần kinh thị giác
Triệu chứng của bệnh Glôcôm góc đóng?
Việc tăng nhãn áp đột ngột gây ra các triệu chứng như:
-
Suy giảm thị lực
-
Nhìn thấy quần sáng nhiều màu sắc
-
Đau đầu
-
Đau nhức mắt dữ dội
-
Buồn nôn, nôn
-
Lòng trắng tấy đỏ
-
Giác mạc mờ, bóng, sưng phù
Hình 2. Đau đầu, nhức mắt dữ dội có thể là triệu chứng của bệnh G lô côm góc đóng
Một khi có những triệu chứng như trên, bệnh nhân cần được đưa ngay tới gặp bắc sĩ, hoặc phòng cấp cứu.
Chẩn đoán Glôcôm góc đóng?
Để chẩn đoán bệnh Glôcôm góc đóng, bác sĩ có thể thực hiện một số thăm khám sau:
-
Soi đáy mắt để phát hiện dấu hiệu tổn thương thần kinh thị giác
-
Đo góc mắt vùng tiết dịch của mắt
-
Kiểm tra thị lực, vùng trung tâm thị trường và các góc của tầm nhìn
-
Kiểm tra áp lực nội nhãn bằng cách dùng dụng cụ chuyên biệt đẩy hoặc thổi vào mắt người bệnh
Biện pháp chữa trị bệnh Glôcôm góc đóng?
Tất cả các phương pháp điều trị bệnh Glôcôm góc mở đều dựa trên mục đích giảm áp lực nội nhãn. Ba phương pháp chính đó là: dùng thuốc, tia laze và phẫu thuật.
-
Thuốc – gồm thuốc nhỏ mắt, thi thoảng kết hợp thuốc viên và truyền tĩnh mạch
-
Phương pháp tia laze – cải thiện việc tiết dịch trong mắt
-
Phẫu thuật – mở một lỗ nhỏ hoặc đặt một đường ống nhỏ bên trong mắt để việc bài tiết dịch từ mắt dễ dàng hơn.
Các chuyên gia khuyến cáo các bệnh nhân Glôcôm góc đóng chưa điều trị laze hoặc chưa phẫu thuật nên thận trọng trong việc sử dụng các thuốc không kê đơn, bao gồm: thuốc chữa cảm cúm, dị ứng, thuốc say tàu xe. Các loại thuốc này có thể khiến bệnh Glôcôm góc đóng tái phát trở nên trầm trọng hơn.
Làm gì để ngăn chặn bệnh Glôcôm góc đóng?
Hình 3. Khám mắt định kỳ là cách ngăn chặn bệnh Glôcôm hiệu quả nhất
Glôcôm góc đóng là một bệnh có tính chất gia đình. Nếu có người thân mắc bệnh Glôcôm góc đóng, bạn nên thận trọng và đi kiểm tra mắt định kỳ, nhất là sau tuổi trung niên.
(Biên dịch: Lê Thùy Linh – Cử nhân điều dưỡng tiên tiến K1 – ĐH Y Hà Nội)