Bệnh lác mắt và bệnh nhược thị


 

 

bệnh lác mắt

Lác mắt và nhược thị thường gặp ở trẻ em

Hai tình trạng trên thường xảy ra ở trẻ em, bệnh lác mắt có thể di truyền trong gia đình. Lác mắt và nhược thị cần được phát hiện và điều trị sớm ở trẻ em, nếu không sẽ dẫn đến suy giảm thị lực và các vấn đề nhãn khoa suốt đời.

Nguyên nhân là gì?

Mắt lắc gây ra do cơ vận chuyển nhãn cầu không bình thường, gây rối loạn vận động nhãn cầu dẫn tới sự lệch trục nhãn cầu (gọi là lác). Có tới 4% trẻ sinh ra đã bị lác – hiện tượng lệch trục nhãn cầu, biểu hiện bằng độ lác mắt khi quan sát.

Nguyên nhân thường gặp nhất của nhược thị là do lác mắt. Mắt lác dẫn đến tình trạng hình ảnh nhìn được khác nhau, tín hiệu gửi về não khác nhau ở hai bên mắt. Não người đòi hỏi sự kích thích thị giác đồng đều để phát triển đầy đủ, hình ảnh khác nhau từ hai mắt dẫn đến tình trạng não bộ sẽ “phớt lờ” một bên mắt. Dần dần não sẽ tự ức chế ảnh ở một mắt để xoá song thị, hậu quả là gây ra nhược thị ở một mắt.

Những nguyên nhân thường gây ra nhược thị còn có loạn thị,viễn thị và cận thị, tật lác mắt, hay bất kì tắt nghẽn trục nhìn của một bên mắt (như sa mí mắt, bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh.

Triệu chứng của lác mắt và nhược thị là gì?

Trong trường hợp lác mắt, hai mắt người bệnh không cân xứng và không thể di chuyển đồng đều (Hình 2). Hiện tượng này có thể xảy ra thường xuyên hoặc tùy lúc.

lác mắt và nhược thị

Từ trên xuống: hình ảnh đôi mắt bình thường, mắt lác lệch vào trong, mắt lác lệch ra ngoài.

Trong bệnh nhược thị, thị lực của một mắt kém hơn bên còn lại dẫn đến tình trạng song thị, gây khó khăn khi nhìn những “vật thể có chiều sâu” (như là vật thể ở không gian 3 chiều).

Những triệu chứng này có thể rất khó phát hiện, đôi chỉ được phát hiện nhờ nhân viên y tế khám định kỳ. Bác sĩ hoặc điều dưỡng có thể chẩn đoán lác mắt hoặc nhược thị (hoặc cả hai) bằng những thăm khám lâm sàng. Bạn có thể đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám xét cụ thể.

Điều trị lác mắt và nhược thị như thế nào?

Điều quan đầu tiên trong việc chữa trị là phải giúp người bệnh nhìn được rõ ràng, thường là bằng cách đeo kính. Việc điều trị tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân của bệnh.

Điều trị nhược thị bao gồm tập luyện để bên mắt yếu hơn trở nên mạnh hơn, bằng cách: che để bên mắt khỏe để không nhìn được hoặc kê thuốc nhỏ để bên mắt đó tạm thời nhìn mờ đi, khi đó bên mắt yếu sẽ được tập luyện.

nhược thị ở trẻ em

Điều trị nhược thị ở trẻ em bằng cách che bên mắt khỏe

Điều trị lác mắt bao gồm giúp hai mắt cân xứng và hoạt động đồng đều, bằng cách đeo kính chuyên biệt, thuốc nhỏ mắt, miếng băng mắt. Nếu những biện pháp trên không có hiệu quả, người bệnh có thể thực hiện phẫu thuật sửa cơ vận nhãn. Tái khám thường xuyên sau phẫu thuật là vô cùng cần thiết vì tình trạng lác mắt có thể tái phát.

(Biên dịch: Lê Thùy Linh - Cử nhân điều dưỡng tiên tiến K1 - ĐH Y Hà Nội)

 

 
Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: lác mắt nhược thị nguyên nhân nhìn được khác nhau người bệnh bằng cách

Những tác hại ít biết của rau mồng tơi

Rau mồng tơi, ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất...

Nguyên nhân, cách điều trị nôn và buồn nôn ở người lớn

Mệt mỏi, sốt cao, cứng cổ hoặc nôn ra máu/ dịch màu nâu đen kèm...

Bí quyết trị ngủ ngáy, nghiến răng ban đêm

Nhiều người có những tật xấu khi ngủ như ngáy ngủ, nghiến răng gây ảnh...

Chứng phát ban là gì?

Chứng phát ban là gì? Phát ban là tình trạng rất phổ biến. Có tới...

Sai lầm 'chết người' khi ăn rau xanh cần loại bỏ ngay

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, tốt cho...

Vui lòng đợi...