Bệnh trầm cảm và cách điều trị bệnh trầm cảm


Bệnh trầm cảm là một bệnh lý về não bộ, gây ra những rối loạn về cảm xúc, thường gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên. Có một số triệu chứng cơ bản của bệnh đó là: chán nản, buồn rầu, bi quan, kém ăn , mất ngủ, đau nhức cơ thể, sợ hãi trước người lạ, hay cáu gắt hoặc suy giảm một số chức năng sinh lý bình thường. Người mắc bệnh trầm cảm có thể có những suy nghĩ nguy hiểm tự hại mình hoặc hại người khác.

Nguyên nhân dẫn tới bệnh trầm cảm

- Những biến cố trong quá khứ tác động đến tâm lý.

- Ám ảnh sợ hãi vì một cái gì đó

- Căng thẳng kéo dài

- Ảnh dưởng do tai nạn, bệnh lý: chấn thương, tai biến

- Bệnh trầm cảm tuy nguy hiểm nhưng có thể điều trị hoàn toàn nếu phát hiện sớm, tìm ra nguyên nhân và có phương pháp thích hợp.

Cách phòng tránh bệnh trầm cảm

Để phòng ngừa bệnh trầm cảm cần có lối sống và cách suy nghĩ tích cực:

- Nếu bạn đang ngập chìm trong công việc hoặc bài tập hãy sắp xếp một cách khoa học để giảm thiểu thời gian, giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi.

- Dành nhiều thời gian bên gia đình và người thân, bạn bè.

- Dành thời gian để ngồi bên nói chuyện và giải quyết khúc mắc với những người mà bạn đang gặp vấn đề hoặc hiểu lầm.

- Ăn ngủ điều độ.

- Tập thể dục để có thân thể khỏe mạnh.

- Có các hình thức thư giãn như nghe nhac, bơi, tập yoga, ngồi thiền,..

- Khi có các vấn đề về tâm lý nên gặp gỡ các chuyên gia, có thể là những người bạn hoặc những người từng trải để nói chuyện, giải tỏa tâm lý kịp thời.

Cách điều trị bệnh trầm cảm

Không phải lúc nào bệnh trầm cảm cũng có thể điều trị bằng thuốc. Đây là một bệnh về tâm lý nên cách điều trị tốt nhất là giải quyết những khúc mắc để tư tưởng được thoải mái. Vì vậy, với những bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm, cần tìm hiểu nguyên nhân, cùng với các biện pháp khác để điều trị kịp thời. Các biện pháp gồm có: điều trị bằng thuốc, liệu pháp tâm lý và liệu pháp tái thích ứng xã hội.

- Điều trị bằng thuốc: hiện nay có rất nhiều loại thuốc có tác dụng trong việc điều trị bệnh trầm cảm, phổ biến là nhóm thuốc làm tăng Serotonin gồm Fluoxetine (Prozac), Paroxetine (Paxil), Sertraline (Zoloft), Citalopram (Celexa) và Escitalopram (Lexapro). Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc này như thế nào sẽ tùy vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê đơn.

- Liệu pháp tâm lý: Như đã nói ở trên, cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, từ đó sẽ giải quyết các khúc mắc cho người bệnh, khiến họ cảm thấy an toàn và yên tâm. Đồng thời kết hợp các biện pháp cải thiện lối sống và suy nghĩ lành mạnh, lạc quan, hỗ trợ cho điều trị được tốt nhất.

- Liệu pháp tái thích ứng xã hội: với những bệnh nhân bị mắc chứng trầm cảm, họ thường không hòa nhập với cộng đồng, thậm chí sợ hãi hay có những biểu hiện quá khích khi gặp người lạ. Vì vậy các bác sĩ tâm lý sẽ có các biện pháp giúp họ quen dần với sự tồn tại của nhữn người trong cộng đồng, khiến họ không cảm thấy e ngại, sợ hãi. Tuy nhiên biện pháp này còn tùy vào mức độ nặng nhẹ của người bệnh mà có thời gian dài ngắn thích hợp.

Việc điều trị bệnh trầm cảm cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình, bác sĩ và cộng đồng. Một số trường hợp bệnh trầm cảm do nguyên nhân nghiện bia rượu hay các chất kích thích, cần phải giúp người bệnh ngưng sử dụng hoàn toàn các chất này thì mới có thể điều trị được bệnh trầm cảm.

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: than kinh nguyên nhân thời gian giải quyết những người bằng thuốc bệnh nhân biện pháp liệu pháp người bệnh cộng đồng

Những tác hại ít biết của rau mồng tơi

Rau mồng tơi, ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất...

Nguyên nhân, cách điều trị nôn và buồn nôn ở người lớn

Mệt mỏi, sốt cao, cứng cổ hoặc nôn ra máu/ dịch màu nâu đen kèm...

Bí quyết trị ngủ ngáy, nghiến răng ban đêm

Nhiều người có những tật xấu khi ngủ như ngáy ngủ, nghiến răng gây ảnh...

Chứng phát ban là gì?

Chứng phát ban là gì? Phát ban là tình trạng rất phổ biến. Có tới...

Sai lầm 'chết người' khi ăn rau xanh cần loại bỏ ngay

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, tốt cho...

Vui lòng đợi...