Biểu hiện của sa sút trí tuệ như thế nào?
Biểu hiện của sa sút trí tuệ là gì? Sa sút trí tuệ có biểu hiện ban đầu rất nhẹ và tiến triển rất chậm theo thời gian. Ban đầu, sa sút trí tuệ có thể có một vài dấu hiện như: Rất khó để nhớ hoặc quên hết các danh sách. Lú lẫn, gặp vấn đề về ngôn ngữ, khó nhớ được từ cần để diễn tả. Khó tập trung, khó lập luận, khó kiểm soát tài chính. Một số bệnh nhân không thể nhớ đường về nhà, quên những địa điểm quen thuộc với bản thân.
Khi tình trạng nặng lên bệnh nhân rất dễ tức giận, gây hấn. Bệnh nhân tin vào những điều không có thật , khong nhận thức được không gian, thời gian. Giảm khả năng tư duy, không thể hoàn thành những hoạt động sinh hoạt thường ngày như ăn uống, tắm rửa, làm vệ sinh cá nhân...v..v. Có trường hợp còn mất tự chủ bài tiết, vệ sinh.
Sa sút trí tuệ phân thành những nhóm nào?
Những nhóm phổ biến nhất bao gồm:
●Bệnh Alzheimer– Bệnh alzheimer là nguyên nhân chủ yếu gây sa sút trí tuệ. Ở rối loạn này, các tế bào thần kinh chết dần dần trong một khoảng thời gian dài.
●Mất trí do vấn đề về mạch – Xảy ra khi một phần của não không được cung cấp đủ máu. Xảy ra có thể do những mạch máu não bị hẹp tắc hay có cục máu đông. Mất trí do vấn đề mạch máu thường gặp ở những bệnh nhân bị đột quỵ hay nhwungx người có nguy cơ đột quỵ
●Bệnh lý Parkinson– Parkinson là rối loạn chức năng não ảnh hưởng tới vận động. Bệnh lý này khiến bệnh nhân run, co cứng và lờ đờ. Khi bệnh nặng lên sẽ gây ra mất trí.
●Những nguyên nhân khác gây ra sa sút trí tuệ – Do tổn thương não. Chấn thương ở vùng đầu cũng có thể gây ra mất trí.
Tôi có nên đi khám không?
Có. Nên tìm tới lời khuyên của bác sĩ khi bạn nghĩ bạn hoặc người thân có những biểu hiện của sa sút trí tuệ. Đôi khi, mất trí nhớ hay lú lẫn là do ảnh hưởng của những căn bệnh khác hoàn toàn có thể chữa được mà không phải là do sa sút trí tuệ. Như ở những bệnh nhân tiểu đường, thỉnh thoảng cũng có biểu hiện lú lẫn khi đường máu của họ không được kiểm soát tốt.
Tôi cần phải làm những kiểm tra nào?
Bác sĩ sẽ quyết định bạn cần phải làm những bài kiểm tra nào dựa trên tình hình cụ thể của bạn. Nhiều người có dấu hiệu của mất trí nhưng lại không cần chụp não. Ví những bài kiểm tra thông thương nhất là xem cách bệnh nhân trả lời các câu hỏi và thực hiện nhiệm vụ như thế nào. Tuy nhiên, bác sĩ thường sẽ yêu cầu bạn phải chụp não (cộng hưởng từ hay cắt lớp vi tính) để chắc chắn rằng liệu những biểu hiện đó có gây ra các vấn đề liên quan tới sa sút trí tuệ hay không.
Điều trị sa sút trí tuệ bằng cách nào?
Điều này phụ thuộc vào loại sa sút trí tuệ mà bạn mắc phải. Nếu bị bệnh Alzheimer thì một số loại thuốc có thể cỉa thiện tình hình. Nếu bị mất trí do vấn đề về mạch, bác sĩ sẽ tập trung vào việc giữ huyết áp là lượng cholesterol trong máu ở ngưỡng bình thường. Lam như vậy sẽ giuos tránh những tổn thương não trong tương lai. Đáng tiếc rằng, không co một phương pháp điều trị nào tối ưu cho các loại sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, bác sĩ có thể làm giảm một số triệu chứng của bệnh như căng thẳng và lo lắng.
Tôi có thể làm gì cho bản thân?
Nếu bạn bị sa sút trí tuệ và không thể nhân thức được mức độ bệnh tình ảnh hưởng tới bản thân. Hãy tin tưởng vào gia đình và bạn bè khi họ cho rằng bạn không an toàn khi tự lái xe hay nấu nướng hay làm bất kì việc gì có thể gây nguy hiểm.
Một điều cần lưu ý nữa là nhưng bệnh nhân sa sút trí tuệ thường bị ngã và tự gây nguy hiểm cho bản thân. Để giảm bớt nguy cơ ngã, người nhà bệnh nhân cần lưu ý: dùng thảm chống trượt, loại bỏ tất cả các loại dây xung quanh nhà kể cả dây điện khỏi vòng tay bênh nhân. Bệnh nhân cần được sử dụng giày chắc chắn, chống trượt. Cung cấp đủ ánh sáng xung quanh nhà và đường đi.
Có thể phòng ngừa sa sút trí tuệ không?
Không có cách nào có thể phòng tránh sa sút trí tuệ. Tuy nhiên một số hoạt động có thể khiến bộ não khỏe mạnh hơn như: thường xuyên tập thể dục thể thao, tương tác với mọi người , luôn giữ cho bộ não bận rộn ví dụ bằng cách đọc và giải các câu đố
Phương pháp phòng ngừa tối ưu nhất là phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị phù hợp. Đừng chần chừ, hãy tới gặp bác sĩ ngay khi cảm thấy bản thân hoặc người thân trong gia đình có những biểu hiện của sa sút trí tuệ!
Tạ Ngọc Đan Trang
Cử nhân điều dưỡng tiên tiến, Đại Học Y Hà Nội