Các dấu hiệu cảnh báo thận “xấu”


1. Không có sức sống

Khi chức năng của thận không tốt, rất nhiều chất thải khó để có thể bài tiết theo đường nước tiểu, đồng thời kéo theo trạng thái tinh thần không thoải mái, mệt mỏi, thiếu sức lực… Hơn nữa, thận có bệnh, các chất dinh dưỡng như protein sẽ bị rò rỉ từ thận, thông qua sự bài tiết nước tiểu và ra ngoài. Một số người sẽ cho rằng đây là vì làm mệt, hoặc nguyên nhân khác, mà xem thường vấn đề của thận.

2. Không muốn ăn

Không muốn ăn cơm, lười ăn, thậm chí buồn nôn, nôn mửa, cũng là triệu chứng thường thấy của bệnh thận. Có người sẽ đến khoa tiêu hóa hoặc khoa gan đầu tiên để xác nhận nguyên nhân, nhưng khi thấy không phải bệnh về dạ dày thì lại về nhà và không quan tâm nữa, kết quả là trì hoãn bệnh kéo dài.

 

 

3. Nước tiểu có bọt bong bóng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho nước tiểu có bọt, trong đó nếu protein bị rò rỉ thông qua đường nước tiểu bài tiết ra ngoài, nước tiểu sẽ có nhiều bọt bong bóng hơn cả.

4. Nước tiểu quá nhiều hoặc quá ít

Người khỏe mạnh mỗi ngày đi tiểu từ 4-6 lần, lượng nước tiểu trung bình 800-2000 ml/ ngày, nếu số lần đi tiểu và lượng nước tiểu quá nhiều hoặc quá ít, bạn nên chú ý.

5. Sưng phù

Uống nhiều nước, ngủ quá nhiều hoặc quá béo kéo theo các vị trí như mắt, má, chân xuất hiện dấu hiệu sưng phù. Còn nếu không phải vì các lý do trên, bạn nên tự vấn xem có phải do bệnh thận mà ra.

6. Có protein và máu trong nước tiểu

Trong nước tiểu có protein hoặc máu, là triệu chứng nghiêm trọng của bệnh thận, bạn cần phải đi kiểm tra nước tiểu càng sớm càng tốt.

7. Đau lưng

Vị trí của thận là ở hai bên cột sống của thắt lưng, nên khi thận có bệnh, ắt bạn sẽ bị đau lưng.

8. Thiếu máu

Thận ngoài chức năng bài tiết chất thải ra ngoài, còn có chức năng lọc máu và giữ lại các chất dinh dưỡng trong máu. Khi chức năng của thận kém, chắc chắn sẽ kéo theo tình trạng thiếu máu.

9. Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường sẽ kéo theo bệnh về thận, có tên gọi là thận đái tháo đường, từ bệnh tiểu đường mà ra. Bệnh thận đái tháo đường chia làm 5 giai đoạn, giai đoạn đầu có thể trị liệu tốt nhưng khi đã muộn, sẽ rất khó chữa trị. Cho nên, người bị tiểu đường, nhất định phải thường xuyên đi khám thận.

10. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Người thường xuyên bị viêm đường tiết niệu trong thời gian dài, kéo theo chức năng thận hoạt động không được toàn diện. Nếu không trị liệu sớm, để muộn đến giai đoạn cuối khiến cho chức năng thận kém, kết quả là để tuột mất thời cơ trị liệu tốt nhất.

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: thận nước tiểu nguyên nhân bệnh thận nhiều hoặc bệnh tiểu tiểu đường giai đoạn bệnh tiểu đường bệnh tiểu đường tiểu đường

Những tác hại ít biết của rau mồng tơi

Rau mồng tơi, ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất...

Nguyên nhân, cách điều trị nôn và buồn nôn ở người lớn

Mệt mỏi, sốt cao, cứng cổ hoặc nôn ra máu/ dịch màu nâu đen kèm...

Bí quyết trị ngủ ngáy, nghiến răng ban đêm

Nhiều người có những tật xấu khi ngủ như ngáy ngủ, nghiến răng gây ảnh...

Chứng phát ban là gì?

Chứng phát ban là gì? Phát ban là tình trạng rất phổ biến. Có tới...

Sai lầm 'chết người' khi ăn rau xanh cần loại bỏ ngay

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, tốt cho...

Vui lòng đợi...