Các trường hợp cần xét nghiệm hơi thở


thăm dò chức năng phổi

Bác sỹ có thể chỉ định xét nghiệm hơi thở trong các trường hợp sau:

  • Tìm nguyên nhân của các triệu chứng như ho lâu ngày, thở rít, khó thở.
  • Kiểm tra bệnh phổi và diễn biến theo thời gian như hen, viêm phế quản mạn tính, xơ hóa phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
  • Kiểm tra mức độ hiệu quả của bình xịt
  • Kiểm tra tình trạng phổi trước khi phẫu thuật.

Trước khi thực hiện xét nghiệm hơi thở, bác sỹ hoặc điều dưỡng sẽ dặn dò bạn nếu có bất kỳ điều gì đặc biệt bạn phải chuẩn bị.

Các loại xét nghiệm hơi thở khác nhau bao gồm:

  • Đo dung tích phổi: Bạn phải hít vào một hơi sâu nhất có thể, rồi thở ra nhanh và mạnh nhất có thể vào một cái ống (hình 1). Ống này được nối liền với máy đo dung tích phổi. Các bác sỹ, kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn chi tiết về cách thở cho xét nghiệm này để đo lượng khí hít vào, thở ra của bạn và tốc độ hơi thở ra. Trong quá trình xét nghiệm, bạn phải dùng thuốc giãn giãn khí quản từ một bình xịt, sau đó lặp lại xét nghiệm đo dung tích phổi để xem mức độ ảnh hưởng của thuốc.
  • Đo thể tích phổi: Xét nghiệm này kiểm tra lượng khí trong phổi. Một vài bệnh phổi làm tăng lượng khí, một vài bệnh làm giảm lượng khí trong phổi. Để làm xét nghiệm này, bạn cần ngồi trong một hộp kính lớn và hít vào thở ra nhanh qua một cái ống.
  • Thể tích khí lưu thông: Để đo lượng ô-xy lưu thông từ phổi vào máu.
  • Kiểm tra “6 phút đi bộ”: Đo độ xa bạn có thể đi bộ trong 6 phút và lượng ô-xy trong máu trước và sau khi đi bộ 6 phút. Bạn phải đeo một cảm biến ở đầu ngón tay trong khi đi bộ để đo lượng ô-xy máu.
  • Khí máu động mạch: Đo lượng oxy trong máu, dụng cụ bao gồm một bơm tiêm để lấy máu ở cổ tay.

Mặt trái của các xét nghiệm hơi thở là khác nhau, chẳng hạn, đối với đo dung tích phổi, khi bạn hít vào – thở ra quá nhanh và mạnh, có thể gây ra ho, chóng mặt, tức ngực, tức bụng và nặng đầu.

Trẻ em trên 6 tuổi có thể thực hiện các xét nghiệm hơi thở như bình thường. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, bác sỹ có thể thay đôi cách làm xét nghiệm để phù hợp, và thường thực hiện bởi bác sỹ nhi khoa.

Cấn Thị Hoa – Cử nhân điều dưỡng tiên tiến khóa 1

Đại học Y Hà Nội.

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: xét nghiệm hơi thở hơi thở xét nghiệm tích phổi dung tích phổi

Những tác hại ít biết của rau mồng tơi

Rau mồng tơi, ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất...

Nguyên nhân, cách điều trị nôn và buồn nôn ở người lớn

Mệt mỏi, sốt cao, cứng cổ hoặc nôn ra máu/ dịch màu nâu đen kèm...

Bí quyết trị ngủ ngáy, nghiến răng ban đêm

Nhiều người có những tật xấu khi ngủ như ngáy ngủ, nghiến răng gây ảnh...

Chứng phát ban là gì?

Chứng phát ban là gì? Phát ban là tình trạng rất phổ biến. Có tới...

Sai lầm 'chết người' khi ăn rau xanh cần loại bỏ ngay

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, tốt cho...

Vui lòng đợi...