Cách chữa tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh


bệnh tiêu chay

Có rất nhiều trường hợp không sử dụng kháng sinh nhưng vẫn bị chứng tiêu chảy do kháng sinh đó là do họ bị nhiễm vi khuẩn C.difficile khi tiếp xúc hoặc chạm vào bề mặt nhiễm bẩn mà không rửa tay.

Triệu chứng của chứng tiêu chảy do kháng sinh là gì? - Các triệu chứng thường thấy của tiêu chảy do kháng sinh gồm:

  • Tiêu chảy, phân đầy nước (đi ngoài hơn 2-3 lần/ngày)
  • Đau quặn bụng
  • Phân nhầy lần máu
  • Sốt cao
  • Nôn, buồn nôn, chán ăn
  • Mất nước

Một số người nhiễm vi khuẩn C.difficile sẽ không có triệu chứng nhưng họ là người lành mang bệnh, là nguồn lây truyền vi khuẩn sang người khác.

Các xét nghiệm để chẩn đoán là gì? - Để chẩn đoán vi khuẩn C.difficile, các bác sĩ / điều dưỡng sẽ cho bạn cấy phân để tìm vi khuẩn.

Tôi có thể tự làm gì để giảm tiêu chảy hơn không? - Để giảm tình trạng tiêu chảy, bạn có thể:

  • Uống nhiều dung dịch Orezol để bù nước và chất đện giải. Nếu bạn bổ sung đủ lượng nước đã mất, nước tiểu của bạn sẽ trong, màu vàng nhạt
  • Chia nhỏ bữa ăn và ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu (khoai tây, cơm, bún, yến mạch, chuối, soup và rau xanh luộc...)

ăn nhiều hoa quả

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc/thực phẩm lợi khuẩn (Các thuốc/thực phẩm giúp bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa).

Tôi có cần đi khám bác sĩ / điều dưỡng không? - Hãy đến khám bác sĩ / điều dưỡng nếu bạn có các dấu hiệu dưới đây:

  • Đi ngoài quá nhiều lần trong ngày
  • Phân nhầy, lần máu
  • Sốt cao
  • Đau bụng dữ dội
  • Chướng hơi, khó tiêu
  • Nôn mửa

Điều trị tiêu chảy do kháng sinh như thế nào? - Nếu việc sử dụng kháng sinh là nguyên nhân gây ra tiêu chảy, các bác sĩ sẽ yêu cần bạn dừng dùng thuốc và chuyển sang loại kháng sinh khác.

Nếu các triệu chứng nhiễm khuẩn C.difficile nặng, bạn sẽ phải nhập viện để điều trị và phòng tránh sự lây lan cho người khác.

Phòng tránh bị tiêu chảy do kháng sinh như thế nào? - Để phòng tránh nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn C.difficile, bạn nên:

  • Rửa tay thường xuyên với xà-phòng và nước sạch, đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Không nên sử dụng nước rửa tay khô chứa cồn vì vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng tỏ chúng có khả năng diệt vi khuẩn C.difficile
  • Khi đi thăm bệnh nhân nhiễm C.difficile, bạn cần tuân thủ chặt chẽ qui định rửa tay, đeo găng tay và khẩu trang nếu có tiếp xúc với người bệnh.

Nếu tôi bị tái diễn tiêu chảy, tôi nên làm gì? - Sau khi điều trị, nếu bạn lại bị tiêu chảy hãy thông báo cho bác sĩ / điều dưỡng của bạn. Có thể bạn sẽ chỉ phải dùng thuốc để điều trị đợt tiêu chảy đó nhưng cũng có thế bạn sẽ phải dùng thuốc lâu dài.

Đào Thị Nhung

Chương trình tiên tiến - Đại Học Y Hà Nội

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: bệnh tiêu chảy thuốc kháng sinh chữa tiêu chảy nhiễm khuẩn khuẩn cdifficile triệu chứng điều dưỡng dùng thuốc phòng tránh tiêu chảy kháng chảy kháng sinh nhiễm khuẩn cdifficile

Dịch trong ổ bụng (Cổ trướng)

Dịch ổ bụng là tình trạng khi dịch ứ đọng ở các khoang giữa các...

Triệu chứng và cách chữa chứng hẹp ống thực quản

Chứng hẹp ống thực quản là gì? - Thực quản là một ống rỗng dài chạy...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Nguyên nhân và cách phòng chữa tiêu chảy ở người lớn

Tiêu chảy là gì? Tiêu chảy (ỉa chảy) là tình trạng đi ngoài nhiều lần...

Các nguyên nhân dẫn tới polyp Đại Tràng và cách chữa trị hiệu quả

KHÁI QUÁT VỀ POLYP ĐẠI TRÀNG Việc phát hiện ra các polyp trong đại tràng...

Vui lòng đợi...