Cách xử lý vết cắn động vật tránh biến chứng nguy hiểm
Bạn nên gặp bác sỹ nếu:
-
Bị động vật hoang dã cắn như gấu trúc, chồn hôi, macmot, cáo, chó sói hoặc dơi. Những động vật này mang theo bệnh dại nên việc gặp bác sỹ ngay lập tức là vô cùng quan trọng.
-
Bị mèo hoặc người cắn và trầy da. (Những vết mèo cắn thường gây nhiễm trùng. Các chuyên gia khuyến cáo dùng kháng sinh cho bất cứ ai bị mèo cắn).
-
Bị chó hoặc người cắn vào tay, chân, đầu. Nếu vết thương lớn và sâu ở bất cứ nơi nào trên người do chó hoặc người cắn thì cũng phải gặp bác sỹ ngay lập tức.
-
Bạn bị tiểu đường, bệnh gan, ung thư, HIV – AIDS, đang dùng thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và bị bất cứ con gì cắn.
-
Chảy máu và không ngừng chảy máu thậm chí đã băng ép 15 phút.
-
Nghi ngờ gãy xương hoặc các tổn thương nghiêm trọng khác.
-
Bị cắn vào khớp hoặc không thể uốn cong khớp dễ dàng như bình thường.
-
Bị cắn khi đã tiêm vắc xin phòng uốn ván hơn 5 năm, hoặc không nhớ lần cuối cùng tiêm vắc xin uốn ván là khi nào. Đây là loại vắc xin mọi người đều tiêm phòng ít nhất 1 lần để phòng tránh nhiễm trùng từ những vết cắn.
Nếu bạn không thuộc những danh sách trên, bạn nên gặp bác sỹ nếu có các dấu hiệu nhiễm trùng không giảm:
-
Đau nhiều hơn.
-
Đỏ hoặc nóng
-
Sốt
-
Rỉ mủ từ vết cắn.
Vết cắn động vật điều trị như thế nào? Nếu bạn bị cắn, bác sỹ sẽ rửa và khử trùng vết thương đầu tiên. Tùy thuộc và độ lớn của vết thương mà sẽ cần khâu hay không. Hơn nữa, bạn có thể phải tiêm kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng, nhưng thường thì không cần thiết.
Một vài người bị cắn cần tiêm các mũi vắc xin uốn ván nhắc lại, đặc biệt quan trọng với những người đã tiêm mũi cuối cùng hơn 5 năm.
Nếu bạn bị cắn bởi động vật nghi ngờ mang bệnh dại, bạn nên tiêm phòng các mũi phòng bệnh dại. Bạn có nguy cơ mắc bệnh dại nếu bị cắn bởi:
-
Chó, mèo hoặc chồn sướng nếu bạn biết hoặc nghi ngờ chúng có mang bệnh dại.
-
Động vật hoang dã như gấu trúc, cáo, chồn hôi, macmot, dơi hoặc chó sói. (Vết dơi cắn thường mang bệnh dại, nhưng rất khó phát hiện).
Nếu bị gia súc gia cầm hoặc động vật gặm nhấm cắn, hãy gọi bác sỹ để xin lời khuyên. Các nguy cơ do vết cắn thường tùy thuộc vào các trường hợp khác nhau. Không nên lo lắng về bệnh dại nếu bạn bị thằn lằn, cá, hoặc các động vật không có lưỡi, nọc… cắn vì chúng không thể mang bệnh dại.
(Biên dịch: Cấn Thị Hoa - Cử nhân điều dưỡng tiên tiến K1 - ĐH Y Hà Nội)