Chữa loét dạ dày - tá tràng đúng cách


 

loet da day

Hình 1: Hệ tiêu hóa

Triệu chứng của loét dạ dày, tá tràng là gì? - Một số trường hợp bị loét dạ dày, tá tràng  mà không có triệu chứng gì. Trong khi đó, một số khác bị loét dạ dày, tá tràng với những triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Đau thượng vị: Đối với loét dạ dày thì cơn đau thường xuất hiện ngay sau ăn còn loét tá tràng thì gây ra những cơn đau rát, đặc biệt khi đói
  • Đầy bụng, khó tiêu
  • Nôn, buồn nôn

buồn nôn

Đôi khi, loét dạ dày, tá tràng có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm:

  • Xuất huyết dạ dày: Nôn ra máu, đi ngoài phân đen, mùi khẳm
  • Vết thủng trên thành dạ dày, tá tràng: Gây ra những cơn đau bụng dữ dội

Nguyên nhân loét dạ dày, tá tràng là gì? - Dưới đây là những nguyên nhân thường gây ra loét dạ dày, tá tràng:

  • Nhiễm trùng dạ dày, tá tràng do vi khuẩn H.pylori
  • Dùng các thuốc chống viêm không steroid (NAIDs): aspirin, ibuprofen và naproxen

Các xét nghiệm để chẩn đoán loét dạ dày, tá tràng là gì? - Nếu bạn có các triệu chứng của loét dạ dày - tá tràng, các bác sĩ sẽ cho bạn làm một số xét nghiệm:

  • Các xét nghiệm tìm vi khuẩn H.pylori:
    • Xét nghiệm máu
    • Xét nghiệm thở
    • Xét nghiệm phân
  • Nội soi đường tiêu hóa trên (Hình 2)

nội soi tiêu hoá

Hình 2: Nội soi đường tiêu hóa

Điều trị loét dạ dày, tá tràng như thế nào? - Dựa vào nguyên nhân, triệu chứng của người bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp:

  • c, thậm chí là phải dùng cả đời. Khi dùng các loại thuốc này bạn cần phải tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn sử dụng và hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc điều dưỡng nếu bạn có bất kì tác dụng phụ của thuốc
  • Những bệnh nhân bị loét dạ dày, tá tràng nặng hoặc có các biến chứng nguy hiểm do loét dạ dày có khi sẽ cần sự can thiệp của ngoại khoa.

Nên làm gì sau khi điều trị loét dạ dày, tá tràng? - Sau khi điều trị, bạn cần phải tái khám thường xuyên và làm một số xét nghiệm:

  • Xét nghiệm vi khuẩn H.pylori
  • Nội soi đường tiêu hóa trên để kiểm tra vết loét

Tôi có thể tự làm gì để ngăn ngừa loét dạ dày, tá tràng? - Để phòng tránh loét dạ dày, tá tràng bạn nên:

  • Không hút thuốc
  • Không sử dụng các thuốc chống viêm không steroid (nếu không có chỉ định)

nữ hút thuốc

Hút thuốc lá làm tăng axit trong dạ dày, khiến cơn đau thêm tồi tệ

Đào Thị Nhung

Chương trình tiên tiến - Đại Học Y Hà Nội

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: Triệu chứng của loét dạ dày loét tá tràng loét dạ dày chữa loét dạ dày

Dịch trong ổ bụng (Cổ trướng)

Dịch ổ bụng là tình trạng khi dịch ứ đọng ở các khoang giữa các...

Triệu chứng và cách chữa chứng hẹp ống thực quản

Chứng hẹp ống thực quản là gì? - Thực quản là một ống rỗng dài chạy...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Nguyên nhân và cách phòng chữa tiêu chảy ở người lớn

Tiêu chảy là gì? Tiêu chảy (ỉa chảy) là tình trạng đi ngoài nhiều lần...

Các nguyên nhân dẫn tới polyp Đại Tràng và cách chữa trị hiệu quả

KHÁI QUÁT VỀ POLYP ĐẠI TRÀNG Việc phát hiện ra các polyp trong đại tràng...

Vui lòng đợi...