Chứng buồn ngủ vào ban ngày là gì?
Chứng buồn ngủ vào ban ngày là gì?
Là cảm thấy không thể tỉnh táo vào ban ngày- là thời gian lao động và sản xuất.
Nguyên nhân gây buồn ngủ vào ban ngày là gì
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này
Thói quen xấu
Nhiều người có thói quen ngủ không tốt. Họ không giành đủ thời gian để ngủ và có lịch ngủ không đều.
Các rối loạn giấc ngủ
Bao gồm
- Hội chứng ngừng thở khi ngủ: Trong giấc ngủ thường có những khoảng thời gian ngừng thở ngắn.
- Hội chứng ngủ rũ: Người mắc chứng ngủ rũ thường cảm thấy rất mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày, thậm chí thường xuyên ngủ gật khi đang làm việc.
- Hội chứng mất ngủ: gây khó ngủ và khó duy trì giấc ngủ.
Ảnh hưởng của các yếu tố khác
Tiếng ồn có thể gây nhiễu loạn giấc ngủ. Ví dụ như ở những nhà có trẻ nhỏ quấy khóc vào ban đêm thì giấc ngủ của các thành viên trong gia đình cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Tình trạng sức khỏe cũng là một yếu tố ảnh hưởng. Một số bệnh gây gián đoạn giấc ngủ như bệnh bồn chồn tay chân và bệnh chuột rút chân về đêm.
Khi lịch trình bị thay đổi, giấc ngủ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ví dụ như khi làm ca đêm hoặc đi du lịch đến một múi giờ khác.
Ngoài ra, một số loại thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ.
Tôi phải làm gì để cải thiện tình trạng này?
Tùy từng nguyên nhân mà có cách xử trí khác nhau. Bạn có thể thử xây dựng thói quen tốt
- Đi ngủ và thức dậy đúng giờ.
- Tránh sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê trước khi đi ngủ. Tốt nhất là chỉ nên sử dụng vào buổi sáng.
- Không uống rượu bia
- Hạn chế thuốc lá nhất là vào buổi tối
- Giảm cân nếu mắc bệnh béo phì
- Duy trì thỏi quen tập thể dục đều đặn nhưng cần tránh luyện tập vào buổi tối.
Tôi có nên tới gặp bác sĩ hay điều dưỡng viên để xin tư vấn không?
Nên tới gặp nhân viên y tế khi:
- Thường xuyên cảm thấy rất buồn ngủ vào ban ngày
- Ngủ gật ngay khi đang sinh hoạt và làm việc
- Nghe hoặc nhìn thấy những thứ không có thật
- Không thể hoạt động ngay lập tức sau khi ngủ dậy
- Đau cơ khi cười, phấn khích hay khi tức giận
Tôi có cần phải làm kiểm tra hay xét nghiệm không?
Có rất nhiều các xét nghiệm khác nhau. Việc bạn có phải làm xét nghiệm hay kiểm tra hay không còn phụ thuộc vào tuổi tác, triệu chứng và tình trạng cụ thể.
Bác sĩ thường thực hiện nghiên cứu giấc ngủ nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn tới tình trạng của bạn . Để thực hiện các kĩ thuật này, bạn sẽ phải ngủ trong một phòng thí nghiệm giấc ngủ.
Cơ thể bạn được nối với các máy theo dõi nhịp tim, nhịp thở và các chức năng khác. Dựa trên kết quả thu được, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cụ thể. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu và hướng dẫn bạn ghi lại nhật kí giấc ngủ trong vòng từ 1 đến 2 tuần để theo dõi thêm.
Điều trị chứng buồn ngủ vào ban ngày như thế nào?
Tùy từng nguyên nhân mà có phương pháp điều trị khác nhau. Việc điều trị có thể bao gồm
- Thay đổi lối sống: về lịch làm việc, giảm cân, tránh sử dụng caffeine và rượu bia.
- Sử dụng một số thiết bị hỗ trợ trong khi ngủ đối với những người bị chứng ngừng thở khi ngủ
- Phẫu thuật. Chỉ một vài trường hợp đặc biệt mới phải dùng tới biện pháp này.
Có thể đề phòng tình trạng này không?
Bạn có thể phòng tránh tình trạng buồn ngủ ban ngày bằng cách xậy dựng thói quen ngủ tốt. Tuân thủ điều trị , sử dụng thuốc và thiết bị hỗ trợ theo hướng dẫn của bác sĩ và điều dưỡng viên.
Phải làm gì khi con tôi mắc chứng buồn ngủ vào ban ngày?
Ở trẻ em thì tình trạng buồn ngủ vào ban ngày thường là do trẻ ngủ không đủ giấc vào buổi tối hoặc do thói quen ngủ của trẻ không tốt. Ngoài ra cũng do tác dụng phụ của thuốc.
Triệu chứng ở trẻ em có thể khác ở người lớn chẳng hạn trẻ sẽ bị mất tập trung khi tới trường, tăng động so với bình thường, dễ cáu và dễ xúc động hơn.
Tốt nhất là nên xin lời khuyên của bác sĩ nếu bạn nhận thấy trẻ có những biểu hiện của chứng buồn ngủ vào ban ngày!
Tạ Ngọc Đan Trang
Cử nhân điều dưỡng chương trình tiên tiến
Đại học Y Hà Nội