Chứng nghiện rượu và tác hại của chúng gây ra
- Bạn mất khả năng kiểm soát về số lượng rượu tiêu thụ, ví dụ: bạn uống nhiều rượu hơn bạn tưởng
- Bạn tăng khả năng uống rượu: Uống ngày càng nhiều tới “say xỉn” mà vẫn chưa đã cơn thèm
- Bạn bị phụ thuộc vào rượu: Khi ngưng hoặc giảm số lượng rượu, bạn cảm thấy trong mình bực bội, khó chịu, ói mửa, đổ mồ hôi, cơ thể run rẩy, thiếu và nhớ rượu.
- Bạn vẫn tiếp tục uống rượu dù đã có những vấn đề trầm trọng về sức khỏe, về việc làm, đôi khi là vi phạm pháp luật.
Nếu bạn có những đặc điểm như trên, hoặc bạn nghĩ rằng mình có những vấn đề liên quan đến rượu, hãy đến gặp các bác sĩ / điều dưỡng. Họ sẽ là những người đưa ra lời khuyên hiệu quả nhất, giúp bạn có thể từ bỏ rượu. Bạn hãy nhớ rằng, lạm dụng rượu là một vấn đề khá phổ biến và bạn hoàn toàn có thể cai rượu để đảm bảo những vấn đề sức khỏe. Đừng ngại hoặc xấu hổ khi phải chia sẻ những vấn đề bạn đang gặp phải mà có liên quan đến uống quá nhiều rượu.
Tác hại của lạm dụng rượu là gì? - Uống quá nhiều rượu là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lí nguy hiểm về gan và tim mạch. Nó gây phá hủy các tế bào não và gây ra các loại ung thư khác nhau. Hơn nữa, những người uống nhiều rượu có nguy cơ mắc các bệnh lí dưới đây nhiều hơn gấp 2-3 lần so với người không uống:
- Tai nạn giao thông
- Tử tự
- Chết đuối
- Các chấn thương khác
Chứng nghiện rượu là gì? - Nghiện rượu là thuật ngữ y học dùng để chỉ những người bị ám ảnh và quá phụ thuộc vào rượu. Những người có hai hoặc nhiều dấu hiệu dưới đây có thể coi là nghiện rượu:
- Mất tự chủ, không kiểm soát được lượng rượu uống, uống ngày càng nhiều hơn và luôn luôn thèm rượu.
- Người nghiện rượu sẽ vẫn tiếp tục uống mặc dù đã rất nhiều lần tự hứa với gia đình và bản thân rằng sẽ bỏ rượu.
- Uống nhiều tới mức say xỉn, sau khi hết say lại tiếp tục uống rượu.
- Người bệnh thèm rượu kinh khủng, bị ám ảnh và luôn luôn muốn uống rượu.
- Do quá lệ thuộc vào rượu mà người bệnh không thể làm được cái việc bình thường (làm việc, đi học, dọn dẹp nhà cửa...)
- Vẫn tiếp tục uống rượu mặc dù rượu là nguyên nhân gây ra rất nhiều vấn đề (mất việc, vi phạm pháp luật, bất hòa trong gia đình...)
- Sống khép mình, ngại quan hệ với người khác, bỏ việc... đều do uống quá nhiều rượu
- Vẫn tiếp tục uống rượu dù biết bản thân đang trong những tình huống nguy hiểm (điều khiển tàu xe, vận hành máy móc...)
- Thường tiếp tục uống rượu mặc dù đã có những hậu quả trầm trọng về sức khỏe, về tâm thần
- Uống ngày càng nhiều đến mức say xỉn mà vẫn cảm thấy thèm rượu
- Xuất hiện “hội chứng cai rượu” nếu ngừng uống rượu đột ngột. Hội chứng cai rượu gồm những triệu chứng dưới đây:
- Hồi hộp, đánh trống ngực
- Toát mồ hôi
- Run tay
- Mất ngủ
- Buồn nôn, nôn
- Nhất thời có các ảo giác, ảo tưởng (nghe, nhìn, cảm giác thấy những thứ không có thực)
- Lo lắng, bồn chồn
- Co giật (dấu hiệu nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng)
Điều trị chứng nghiện rượu như thế nào? - Để điều trị chứng nghiện rượu, người uống có thể kết hợp 2 hoặc nhiều biện pháp dưới đây:
- Tư vấn tâm lí từ các bác sĩ, điều dưỡng, chuyên gia tâm lí, nhân viên công tác xã hội...
- Sử dụng thuốc
- Tham gia các câu lạc bộ hoặc nhóm giúp hỗ trợ cai rượu
Có rất nhiều các loại thuốc khác nhau được dùng để hỗ trợ cai rượu hoặc điều trị các vấn đề liên quan đến rượu. Chúng hoạt động theo những nguyên lí khác nhau:
- Thuốc làm thay đổi khả năng đáp ứng của não với rượu, làm giảm hưng phấn khi uống rượu.
- Thuốc làm giảm cảm giác thèm rượu
- Thuốc gây cảm giác buồn nôn, ói mửa và nhức đầu khi uống rượu
- Thuốc làm giảm cảm giác khó chịu nếu người uống ngừng uống rượu.
Tôi nên làm gì để có thể tự cai rượu? - Rất nhiều người có thể tự vượt qua các vấn đề liên quan đến việc nghiện rượu, họ có thể tự mình cai rượu thành công. Tuy nhiên, những người đã uống quá nhiều rượu hoặc uống trong thời gian dài thì không nên ngừng uống rượu đột ngột, những người này cần sự tư vấn, hướng dẫn từ các bác sĩ / điều dưỡng - những người sẽ giúp họ đưa ra phương án cai rượu hiệu quả nhất.
Đào Thị Nhung
Chương trình tiến tiến
Đại Học Y Hà Nội