Chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương


 

căng thẳng sau chấn thương

 

Không phải tất cả mọi người đã gặp hoặc chứng kiến một biến cố gây chấn thương đều sẽ mắc bệnh PTSD. Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào giải thích được vì sao một số người bị mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương trong khi những người khác thì không mắc. Hơn nữa, chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào.

căng thẳng sau chấn thương

Các dấu hiệu của chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương là gì? - Một người mắc chứng  rối loạn căng thẳng sau chấn thương có thể biểu hiện các triệu chứng sau đây trong một thời gian dài:

  • Thường xuyên hồi tưởng lại các biến cố gây chấn động đó qua những dòng ký ức hồi tưởng, kỷ niệm, những cơn ác mộng hoặc suy nghĩ hoảng sợ, lo âu

  • Tránh bất kỳ tình huống nào có thể khiến người đó hồi tưởng lại sự kiện gây chấn động. Cảm giác tách biệt, xa lánh, cô lập với những ngừơi xung quanh

  • Một người mắc chứng PTSD có thể biểu hiện các dấu hiệu của các vấn đề về cảm xúc khác như cảm giác tuyệt vọng, trầm cảm, cáu gắt và nổi giận. Một số người thường xuyên mất ngủ, lo âu, khóc lóc.

Những triệu chứng trên có thể xuất hiện ngay sau khi trải qua những chấn động. Nếu chúng chỉ kéo dài dưới 3 ngày thì có thể đó là dấu hiệu của chứng rối loạn căng thẳng cấp (ASD). Tuy nhiên, khi chúng kéo dài trên 1 tháng và mức độ ngày càng nghiêm trọng thì có thể đó là dấu hiệu báo trước của chứng  rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD). Mặc dù vậy, trong một số trường hợp phải sau một hoặc nhiều năm sau chấn thương, người bệnh mới xuất hiện các dấu hiệu của PTSD.

Các dấu hiệu của chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương có thể xuất hiện và sau đó tự biến mất, chúng cũng có thể tái trở lại khi người bệnh lâm vào tình trạng lo âu, căng thẳng hoặc khi họ nhìn, gợi nhắc lại những chấn động đó.

Làm thế nào để tôi biết mình có mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương không? - Hãy đến gặp các bác sĩ hoặc điều dưỡng của bạn, bằng các câu hỏi, kiểm tra và xét nghiệm, các  bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ cho biết bạn có mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương không.

Chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương được chữa trị như thế nào? - Biện pháp chữa trị chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương gồm có trị liệu tâm lý và/hoặc dùng thuốc men:

  • Thuốc men có thể giúp giảm bớt các triệu chứng lo âu và trầm cảm và giúp người bệnh ngủ ngon hơn. Tùy vào các triệu chứng của bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc thích hợp cho bạn. Một số người sẽ cảm thấy tốt lên sau vài tuần sử dụng thuốc  

  • Liệu pháp tâm lí: Với sự trợ giúp của các chuyên gia tâm lí, người mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương có thể được kiểm tra, xem xét lại các sự kiện gây chấn thương trước đây. Họ sẽ được học cách hiểu và đối phó với cảm giác sợ hãi và lo lắng của mình.

Làm thế nào để tôi có thể được nhận sự giúp đỡ? - Nếu bạn hoặc người nhà của mình gặp một số triệu chứng rối loạn cảm xúc lo âu nói trên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được khám kiểm tra và điều trị sức khỏe tâm thần thích hợp.

Trong trường hợp bạn luôn cảm thấy bị tổn thương, cảm thấy đơn độc và có những ý định tự tử, hãy gọi ngày cho các dịch vụ sức khỏe tâm thần từ Chương Trình Sức Khỏe Tâm Thần của Quận. Họ có thể đánh giá các triệu chứng của bạn, đưa ra lời khuyên và giúp bạn vượt qua những thời điểm khó khăn nhất.

 

(Biên dịch: Đào Thị Nhung - Cử nhân điều dưỡng tiên tiến K1 - ĐH Y Hà Nội)

 



 

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: rối loạn căng thẳng chấn thương lo âu trầm cảm tai nạn chấn động điều dưỡng loạn căng thẳng

Những tác hại ít biết của rau mồng tơi

Rau mồng tơi, ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất...

Nguyên nhân, cách điều trị nôn và buồn nôn ở người lớn

Mệt mỏi, sốt cao, cứng cổ hoặc nôn ra máu/ dịch màu nâu đen kèm...

Bí quyết trị ngủ ngáy, nghiến răng ban đêm

Nhiều người có những tật xấu khi ngủ như ngáy ngủ, nghiến răng gây ảnh...

Chứng phát ban là gì?

Chứng phát ban là gì? Phát ban là tình trạng rất phổ biến. Có tới...

Sai lầm 'chết người' khi ăn rau xanh cần loại bỏ ngay

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, tốt cho...

Vui lòng đợi...