Dị ứng thuốc và những triệu chứng cần đặc biệt lưu ý
Dị ứng thuốc, hay còn gọi là sự nhạy cảm với thuốc, là một phản ứng xấu mà hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại với thuốc như một chất gây hại tới cơ thể. Nhiệm vụ của hệ miễn dịch là đẩy lùi nhiễm trùng, như vậy nó không phản ứng lại với thuốc như một chất gây hại, nhưng một số loại thuốc có thể gây ra phản ứng đó ở một số người.
Triệu chứng của dị ứng thuốc diễn biến từ nhẹ như nổi ban, ngứa, sưng tấy đến nặng như khó thở, hạ huyết áp dẫn đến tử vong.
Một điều cần biết là dị ứng thuốc khác với tác dụng phụ của thuốc. Tác dụng phụ của thuốc là những tác dụng không mong muốn, không dự đoán trước được, và có thể diễn ra với bất cứ ai dùng đủ liều. Trong khi đó, dị ứng thuốc chỉ xảy ra với rất ít người.
Có rất nhiều loại dị ứng thuốc, và mỗi loại sẽ có một nhóm các triệu chứng khác nhau.
Một trong những loại dị ứng thuốc nghiêm trọng là dị ứng “ngay lập tức”, do nó diễn ra nhanh chóng sau khi dùng thuốc (thường trong vòng một giờ). Loại dị ứng này thường xảy ra với những loại thuốc mà có người dùng trước đó nhưng ko có vấn đề gì. Triệu chứng bao gồm:
- Phát ban, mần đỏ, ngứa (hình 1).
- Ngứa da.
- Da ửng đỏ và nóng.
- Mặt, chân tay, cổ họng sưng phồng.
- Nghẹn họng, giọng thay đổi, thở rít, khó thở.
- Nôn, buồn nôn, đau bụng.
- Cảm thấy lâng lâng trong đầu.
Loại dị ứng này rất nghiêm trọng vì diễn biến xấu đi nếu tiếp tục dùng thuốc, và dẫn đến phản ứng dị ứng toàn thể, hay còn gọi là phản vệ.
Một loại dị ứng thuốc khác phổ biến hơn là “dị ứng trì hoãn”, thường gây ra phát ban lúc bắt đầu uống thuốc hoặc sau vài ngày. Ban đỏ thường lan rộng có thể gây ngứa hoặc không (hình 2). Loại dị ứng này không có các triệu chứng như sưng, khó thở, tức ngực hoặc các triệu chứng đã liệt kê ở loại dị ứng đầu tiên, vì vậy nó không diễn biến xấu hơn và không ảnh hưởng đến các cơ quan khác ngoài da. (Một tình trạng hiếm gặp gọi là hội chứng Stevens – Johnson, gây phản ứng dị ứng thuốc nghiêm trọng đến da, sẽ được đề cập ở bài sau).
Tùy thuộc vào loại dị ứng thuốc diễn ra mà bạn cần đến bệnh viện hay không. Nếu bạn uống thuốc và có bất cứ các triệu chứng dưới đây, hãy gọi ngay cho cấp cứu:
- Khó thở hoặc thở rít.
- Tức ngực hoặc đau ngực.
- Cảm thấy có thể chết.
- Sưng mặt, môi, lưỡi, cổ họng.
Gọi cho bác sỹ nếu bạn uống thuốc và có những triệu chứng sau:
- Phát ban (thường kèm theo ngứa).
- Cảm giác muốn tự tử.
- Đau bụng dữ dội hoặc nôn.
- Sốt cao
- Đau da
- Phồng rộp da
- Các vùng niêm mạc như mặt, miệng, âm đạo… đau và rát.
Vậy điều trị dị ứng thuốc như thế nào? Nếu bạn có phản ứng nghiêm trọng với thuốc, việc điều trị diễn ra tại bệnh viện, tại đó đội ngũ nhân viên y tế sẽ cố gắng hết sức đưa cơ thể bạn về tình trạng bình thường, bằng cách dùng thuốc để trung hòa phản ứng dị ứng, thở ô-xy, truyền dịch.
Sau khi các triệu chứng được kiểm soát, bác sỹ sẽ nghiên cứu để tìm ra yếu tố gây dị ứng. Có thể bạn sẽ chuyển sang dùng những loại thuốc khác ít có khả năng gây phản ứng dị ứng như vậy. Nếu không tiến triển, bác sỹ chuyên khoa dị ứng sẽ điều chỉnh hướng điều trị tiếp theo.
Bạn cần làm xét nghiệm nếu bác sỹ dị ứng nghi ngờ đến dị ứng thuốc ngay lập tức. Xét nghiệm da phổ biến nhất là thử phản ứng chích da, bác sỹ nhỏ một giọt thuốc có thể gây dị ứng và chích một mũi nhỏ vào da bạn. Sau đó, họ quan sát sự thay đổi da bạn có chuyển sang đỏ và mần không. Nếu bạn chỉ bị nổi ban, bác sỹ dị ứng có thể chỉ định “xét nghiệm thử thách thuốc” bằng cách uống một lượng nhỏ thuốc có thể gây dị ứng và quan sát diễn biến. Bác sỹ thường sử dụng loại xét nghiệm này đối với những loại thuốc có tác dụng phổ biến như kháng sinh amoxicillin, lựa chọn tốt nhất trong các loại kháng sinh cho nhiều loại nhiễm trùng phổ biến, nên nó có thể là vấn đề lớn nếu ai đó dị ứng.
Nếu bạn đã biết loại thuốc bị dị ứng, thực hiện những điều dưới đây có thể giảm nguy cơ dị ứng:
- Trao đổi với bác sỹ hoặc dược sỹ về tình trạng dị ứng của bạn khi họ kê đơn. Mỗi loại thuốc thường có nhiều hơn một thành phần và có nhiều tên, nên sẽ không rõ ràng và có thể bạn sẽ tiếp tục được kê đơn với loại thuốc bị dị ứng. Nếu bạn bị dị ứng với một loại thuốc nhất định, có thể cũng bị dị ứng với các thuốc khác mà liên quan đến loại thuốc đó. Nếu bạn trao đổi với bác sỹ hoặc điều dưỡng về tình trạng dị ứng của bạn, họ có thể tránh các loại thuốc có thể gây dị ứng.
- Luôn luôn đeo vòng cảnh báo y tế để giải thích tình trạng dị ứng thuốc của bạn.
Hình 1
Hình 2
Cấn Thị Hoa – Cử nhân điều dưỡng tiên tiến khóa 1
Đại học Y Hà Nội.