Hội chứng đau bàng quang - Viêm kẽ bàng quang
- Đã từng bị nhiễm trùng đường tiết niệu, âm đạo và tuyến tiền liệt
- Phẫu thuật bàng quang, hông
- Những phẫu thuạt quanh vùng xương chậu
Triệu chứng của BPS là gì? Những triệu chứng thường gặp trong hội chứng đau bàng quang bao gồm:
- Liên tục cấp bách cần phải đi tiểu.
- Thường xuyên đi tiểu, thường số lượng nhỏ, suốt ngày và đêm.
- Đau ở vùng xương chậu hoặc giữa âm đạo và hậu môn ở phụ nữ hoặc bìu và hậu môn ở nam giới (đáy chậu).
- Đau xương chậu trong quá trình giao hợp.
Đau vùng chậu mãn tính
Các triệu chứng của hội chứng đau bàng quang có thể khác nhau, tùy từng người, chúng cũng có thể nặng lên hoặc chỉ viêm ở mức độ nhẹ. Một số tình trạng có thể khiến hội chứng đau bàng quang trở nên nặng hơn,gồm:
- Sau khi ăn/uống một số loại thực phẩm nhất định
- Trong kì kinh nguyệt (phụ nữ)
- Sau khi ngồi lâu hoặc trong khi giao hợp
- Trong khi bị Stress
Các xét nghiệm để chẩn đoán hội chứng đau bàng quang là gì? – Các bác sĩ hoặc điều dưỡng có thể sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm nước tiểu trước, sau đó, tùy vào kết quả xét nghiệm nước tiểu, bạn có thể sẽ phải làm thêm các xét nghiệm khác.
Soi bàng quang: Soi bàng quang bao gồm việc kiểm tra bàng quang thông qua ống nhỏ với một máy ảnh nhỏ (cystoscope) đưa qua niệu đạo. Soi bàng quang cho phép đánh giá lớp niêm mạc cũng như tình trạng viêm nhiễm của bàng quang (nếu có)
Điều trị hội chứng đau bàng quang như thế nào? – Có rất nhiều các biện pháp để điều trị hội chứng đau bàng quang. Hầu hết mọi bệnh nhân phải sử dụng kết hợp 2 hoặc nhiều biện pháp để điều trị. Một số biện pháp phổ biến hiện nay,bao gồm:
- Bàng quang căng: Bạn có thể tập luyện cho bàng quang để đi tiểu ít hơn bằng cách giữ nước tiểu trong thời gian lâu hơn.Ví dụ, thay vì 30 phút đi tiểu một lần, hãy cố gắng đợi và chờ 45 phút đi tiểu 1 lần
- Vật lí trị liệu: Rát nhiều bệnh nhân bị hội chứng đau bàng quang cảm thấy các cơ xung quanh vùng xương chậu,bụng dưới và vùng bìu thường xuyên bị co thắt, gây ra các cơn đau.Các bác sĩ vật lí trị liệu sẽ giúp bạn học cách thư giãn, thả lỏng các cơ này để tránh tình trạng co thắt,giảm đau
- Sử dụng thuốc: Các bệnh nhân cũng có thể sử dụng một số loại thuốc để điều trị hội chứng đau bàng quang.Bao gồm, các thuốc giúp bảo vệ niêm mạc bàng quang, thuốc giảm đau. Các thuốc đó có thể ở dạng viên nén hoặc dạng lỏng,thông qua 1 ống nhỏ đưa thẳng vào niệu quản và bàng quang.
- Phẫu thuật: Những người bị đau nặng và không đáp ứng với các biện pháp điều trị khác là những đối tượng có thể cho phẫu thuật. Trong quá tình phẫu thuật, các bác sĩ sẽ đưa 1 thiết bị nhỏ vào vùng thắt lưng, sau đó kết nối với các dây thần kinh đến bàng quang.Thiết bị này sẽ gửi các tín hiệu điện đến các dây thần kinh và cắt các cơn đau.
Phòng tránh tình trạng các cơn đau trong hội chứng đau bàng quang bằng cách nào?
- Tránh ăn hoặc uống các thực phẩm khiến tình trạng đau nặng hơn
- Tránh hoạt động quá mạnh, gây đau nặng hơn
- Điều trị sớm tình trạng viêm nhiễm bàng quang
Nếu tình trạng đau ngày càng nặng hơn và kéo dài,tôi nên làm gì?- Haỹ đến khám các bác sĩ hoặc điều dưỡng,họ sẽ là những người giúp bạn tìm ra nguyên nhân,cách xử trí và đưa ra những lời khuyên hiệu quả nhất cho bạn.
BIên dịch: Đào Thị Nhung
Tốt nghiệp cử nhân tiên tiến khoá I
Trường Đại học Y khoa Hà Nội