Kiến thức chuyên sâu về Viêm gan A (phần 2)


Rửa tay — Rửa tay là biện pháp quan trọng và hiệu quả giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus. Lý tưởng nhất là rửa tay bằng nước và xà phòng sát khuẩn trong 15-30 giây. Đặc biệt chú ý các vị trí như đầu ngón tay, giữa các ngón tay và cổ tay. Rửa tay cẩn thận và lau khô bằng 1 chiếc khăn duy nhất.

Kiến thức chuyên sâu về Viêm gan A (phần 2)

Hiện nay chưa rõ việc rửa tay bằng các sản phẩm có cồn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa virus viêm gan A. Vì vậy, những người chế biến thực phẩm, nhân viên chăm sóc, khách du lịch và bất cứ ai có nguy cơ cao lây truyền hoặc bị nhiễm virus viêm gan A đều được khuyên rửa tay bằng nước và xà phòng khi có thể. Có thể sử dụng các sản phẩm có chứa cồn trong trường hợp không có xà phòng.

Rửa tay ngay sau khi thay tã lót hoặc chạm vào các đồ vật bẩn. Việc rửa tay cũng nên được tiến hành trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, sau khi ăn và trước khi đi tắm, sau khi đổ rác và các đồ vật bẩn.

Vệ sinh ăn uống — Việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa khi chuẩn bị thức ăn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Các biện pháp sau được khuyến cáo bởi Đơn vị Vệ sinh an toàn thực phẩm và Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa kỳ.

Kiến thức chuyên sâu về Viêm gan A (phần 2)

● Không uống sữa chưa tiệt trùng hoặc các sản phẩm chứa sữa chưa tiệt trùng.

● Rửa hoa quả và rau sống trước khi ăn.

● Giữ nhiệt độ của ngăn mát tủ lạnh ở mức 4.4ºC hoặc thấp hơn; ngăn đá ở -17.8ºC hoặc thấp hơn.

● Sử dụng các thức ăn đã chế biến, ngay sau khi chế biến càng sớm càng tốt.

● Để các đồ ăn sống (thịt, cá, gia cầm) cách xa các thực phẩm khác.

● Rửa tay, dao và thớt sau khi sơ chế đồ ăn sống bao gồm các loại thịt,cá, gia cầm.

● Việc chế biến các thực phẩm sống có nguồn gốc động vật cần đảm bảo làm chín đến 1 ngưỡng nhiệt độ an toàn : thịt bò xay (71ºC); thịt gà (77ºC); gà tây (82ºC); thịt lợn (71ºC).

● Trứng nên được nấu kỹ cho đến khi lòng đỏ chín.

● Việc bảo quản thức ăn trong tủ lạnh hợp lý. Không nên để các thức ăn đã nấu chín ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ (không quá 1 giờ nếu nhiệt độ phòng trên 32ºC).

Những người có kê hoạch đi du lịch đến các khu vực có nhiễm virus viêm gan A nên chú ý trong việc vệ sinh ăn uống để tránh bị nhiễm bệnh. Các lưu ý này sẽ được đề cập trong một bài khác về các lời khuyên khi bạn đi du lịch.

Vaccine phòng viêm gan A — Hiện nay có 1 loại vaccine được sử dụng để phòng bệnh viêm gan A; đó là  VAQTA và HAVRIX. Cả hai loại đều có hiệu quả tương đương và bảo vệ được gần 100% những người đã tiêm 2 mũi trong đời. Mũi đầu sẽ cho hiệu quả bảo vệ trong ngắn hạn và mũi thứ 2 sẽ bảo vệ trong thời gian dài, Vì vậy, nếu 1 người không có thời gian thì nên tiêm cả hai mũi trước khi đi du lịch, điều này có giá trị hơn việc chỉ tiêm 1 mũi và sau đó tiêm mũi thứ 2 sau 6-12 tháng (bảng 1).

Bảng 1. Khuyến cáo tiêm phòng vaccine viêm gan A

Người hoặc nhóm người

Vaccine hoặc tiêm kháng thể

Cần thiết tiêm mũi thứ 2 ?

Tất cả trẻ em từ 12 đến 23 tháng tuổi

Vaccine

Có, tiêm mũi 2 sau mũi 1 từ 6-12 tháng

Người lớn có nguy cơ cao*

Vaccine

Có, tiêm mũi 2 sau mũi 1 từ 6-12 tháng

Người dị ứng với các thành phần của vaccine

Tiêm kháng thể

Nếu người đó sống trong vùng lưu hành của virus viêm gan A thì nên tiêm mũi thứ 2 sau 4 tháng từ khi tiêm mũi 1

Người già và người miễn dịch yếu hoặc mắc các bệnh lý khác có kế hoạch đi du lịch tới những khu vực nguy cơ cao trong vòng 2 tuần

Tiêm kháng thể và vaccine

Có, tiêm mũi 2 sau mũi 1 từ 6-12 tháng

Tác dụng phụ thường gặp nhất của vaccine viêm gan A là gây đỏ da và khó chịu tại vị trí tiêm.

● Vaccine VAQTA được tiêm làm 2 mũi, mũi thứ 2 tiêm cách mũi thứ nhất từ 6-18 tháng. Vaccine này đã từng tạm thời bị thu hồi vào mùa thu năm 2001 do một số lô vaccine không chứa đủ lượng kháng nguyên cần thiết đảm bảo kích thích cơ thể sản sinh đủ lượng kháng thể bảo vệ, vấn đề này ngày nay đã được giải quyết. Những người đã được tiêm phòng viêm gan A trước thời gian này nên liên hệ với trung tâm chăm sóc sức khỏe để xem xét việc có nên tiêm nhắc lại hay không.

● Vaccine HAVRIX được tiêm làm 2 mũi, mũi thứ 2 tiêm cách mũi thứ nhất từ 6-12 tháng.

Trường hợp không tiêm được mũi 2 đúng thời gian quy định thì có thể tiêm mũi 2 mà không cần phải tiêm lại từ đầu. Việc tiêm vaccine viêm gan A có thể dùng vaccine cùng hoặc khác loại mà bạn đã dùng để tiêm mũi đầu. Vaccine viêm gan A được khuyến cáo cho tất cả các trẻ từ 12-23 tháng tuổi. (Xem thêm mục vaccine cho trẻ từ 0-6 tuổi).

Vaccine viêm gan virus A được khuyến cáo cho tất cả người lớn có nguy cơ cao , bao gồm :

  • Du lịch tới các khu vực có nhiễm virus viêm gan A, tiêm vaccine bất cứ lúc nào trước chuyến đi.
  • Những người sử dụng chất gây nghiện có hoặc không dùng bơm kim tiêm
  • Người đồng tính nam
  • Người có bệnh lý mạn tính
  • Người có các rối loạn về đông máu
  • Người có nguy cơ cao nhiễm virus tại nơi làm việc bao gồm các nhân viên chăm sóc sức khỏe (như bệnh viện, trại dưỡng lão…) và người chế biến thực phẩm.

Không có thông tin về tính an toàn khi nhiễm virus viêm gan A trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi thường thấp. Phụ nữ nguy cơ cao mắc viêm gan A và đang mang thai cần được thảo luận với bác sỹ sản khoa về các nguy cơ và lợi ích của việc tiêm vaccine viêm gan A.

Tiêm kháng thể — Những người nguy cơ cao nhiễm virus viêm gan A nhưng dị ứng với các thành phần của vaccine viêm gan A hoặc người không muốn tiêm vaccine nên cân nhắc tiêm kháng thể dự phòng. Tiêm kháng thể có thể cung cấp sự bảo vệ tạm thời trước virus viêm gan A và làm giảm nguy cơ nhiễm virus tới hơn 90%. Tuy nhiên, vaccine viêm gan A được khuyên dùng hơn kháng thể trong phần lớn các trường hợp vì vaccine cung cấp sự bảo vệ trong thời gian dài và không phải lúc nào cũng có sẵn kháng thể.

Tiêm kháng thể liều duy nhất ngay trước khi bắt đầu chuyến du lịch của bạn. Liều kháng thể này có thể bảo vệ được bạn trong vòng 3 tháng. Những cá nhân có kế hoạch đi du lịch trong thời gian dài hơn 5 tháng tới các khu vực nguy cơ cao nhiễm viêm gan A nên tiêm thêm 1 liều kháng thể (bảng 1).

Người già và người có hệ miễn dịch yếu, bệnh gan mạn tính hoặc các vấn đề sức khỏe khác có kế hoạch du lịch trong vòng 2 tuần nên được tiêm 1 mũi vaccine viêm gan A kèm 1 liều kháng thể. Mũi vaccine thứ 2 nên được tiêm sau đó 6-12 tháng. Việc tiêm kháng thể không được khuyến cáo cho những khách du lịch khỏe mạnh đã tiêm vaccine viêm gan A trước đó.

Thời điểm tiêm kháng thể so với việc tiêm các loại vaccine khác là vô cùng quan trọng. Tiêm kháng thể nên được tiến hành sau ít nhất 2 tuần kể từ khi tiêm vaccine MMR (sởi, quai bị, rubella). Ngược lại, vaccine MMR nên được tiêm sau ít nhất 3 tháng kể từ khi tiêm kháng thể. Thời điểm tiêm kháng thể so với các loại vaccine như bại liệt, sốt vàng không thực sự quan trọng.

ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG SAU KHI BẠN TIẾP XÚC VỚI VIRUS VIÊM GAN A — Nếu một người tiếp xúc với virus viêm gan A và chưa tiêm phòng vaccine trước đó, nên tiêm 1 mũi vaccine hoặc kháng thể càng sớm càng tốt;

● Tiêm vaccine được ưu tiên cho đối tượng từ 12 tháng đến 40 tuổi.

● Tiêm kháng thể được ưu tiên cho người trên 40 tuổi.

● Trẻ em dưới 12 tháng và người miễn dịch yếu, có bệnh gan mạn tính và những người dị ứng với vaccine nên được tiêm 1 liều kháng thể.

● Việc điều trị sau tiếp xúc không thực sự cần thiết cho những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine viêm gan A từ trước.

Các nhóm cần được điều trị sau tiếp xúc được đề cập trong bảng 2 :

Người học nhóm người

Cần điều trị dự phòng không ?

Những người sống cùng với người mắc bệnh

Những người thỉnh thoảng tiếp xúc với người nhiễm

Phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc

Tham khảo ý kiến bác sĩ để quyết định việc điều trị dự phòng

Nhân viên và trẻ em tại nhà trẻ

Trường hợp có trẻ còn dùng tã: Có, tất cả các trẻ/nhân viên nên được điều trị nếu có một trẻ hoặc nhân viên hoặc từ 2 người trở lên mắc bệnh.

Trường hợp không có trẻ nào dùng tã : Có nhưng chỉ các trẻ/nhân viên tiếp xúc với người bệnh mới cần điều trị.

Gia đình của trẻ tại nhà trẻ nơi có người nhiễm

Nếu trẻ còn dùng tã : Có, các thành viên trong gia đình nên được điều trị nếu có trên 3 người tại nhà trẻ mắc bệnh.

Bạn tình của người bị nhiễm

Có nếu người đó có quan hệ trong vòng 1 tháng kể từ bạn tình bị nhiễm

Người dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm

Tất cả những nhân viên chế biến thực phẩm làm cùng với người nhiễm

Những người đã từng ăn 1 lần tại nhà hàng có nhân viên bị viêm gan virus A

nếu :

  1. Người nhiễm bị tiêu chảy và tham gia chế biến đồ ăn
  2. Có thể xác định được khách ăn và điều trị trong vòng dưới 2 tuần kể từ khi tiếp xúc

Những người thường xuyên ăn tại nhà hàng có nhân viên bị viêm gan virus A

Phụ thuộc vào tần suất ăn

Tham khảo ý kiến bác sĩ để quyết định việc điều trị dự phòng

Những người cùng làm việc hoặc bạn học với người nhiễm

Không trong trường hợp có 1 người bị nhiễm (với điều kiện là nguồn lây bệnh xảy ra ở bên ngoài trường học và nơi làm việc)

Tiếp xúc gần — Bất kỳ ai sống cùng, có quan hệ tình dục hoặc sử dụng chung bơm kim tiêm với người được chẩn đoán bị viêm gan A nên được điều trị dự phòng. Tiêm vaccine hoặc kháng thể được gợi ý cho tất cả những người thường xuyên gần gũi với người mắc bệnh (ví dụ: người trông trẻ).

Nhà trẻ — Tiêm vaccine viêm gan A hoặc kháng thể được khuyến cáo cho các nhân viên không được tiêm phòng và trẻ em ở nhà trẻ trong 1 số trường hợp. Các trường hợp cụ thể được đề cập tại bảng 2. Các trẻ hoặc nhân viên bị nhiễm bệnh không nên đến nhà trẻ cho đến khi hết sốt và vàng da cũng như ăn ngon miệng trở lại.

Kiến thức chuyên sâu về Viêm gan A (phần 2)

Thường xuyên tiếp xúc nguồn lây — Trường hợp 1 người chế biến thực phẩm tại nhà hàng bị nhiễm virus viêm gan A thì tất cả những người cùng làm việc với người đó cần được điều trị viêm gan virus A (bảng 2). Người đó không nên quay lại nơi làm việc cho đến khi hết sốt, vàng da và ăn ngon miệng trở lại.

Việc điều trị cho những người đã từng ăn tại nhà hàng đó là không thực sự cần thiết, trừ khi thỏa mãn một số các tiêu chí trong bảng 2. Tuy nhiên, người lớn và trẻ em thường xuyên ăn tại trường học hoặc quán café có nhân viên bị nhiễm viêm gan A được khuyên nên điều trị dự phòng, những người này nên được gặp bác sĩ để được tư vấn xem có cần thiết phải điều trị dự phòng hay không.

Trường học và nơi làm việc — Trường hợp có 1 trẻ ở trường tiểu học hoặc trung học bị nhiễm virus viêm gan A thì việc điều trị cho các bạn cùng lớp là không thực sự cần thiết nếu việc nhiễm bệnh xảy ra bên ngoài trường học (bảng 2). Tương tự như vậy, nếu một người bị nhiễm thì không cần thiết phải điều trị cho các đồng nghiệp của anh ta.

BẠN MUỐN BIẾT THÊM THÔNG TIN — Bác sĩ là người tốt nhất cung cấp thông tin và trả lời các câu hỏi và thắc mắc liên quan đến vấn đề sức khỏe của bạn.

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: viêm gan viêm gan a dự phòng viêm gan a điều trị dự phòng viêm gan a vệ sinh ăn uống nhân viên nhiễm virus được khuyên được khuyến nhiễm bệnh loại vaccine trong thời thời gian tiêm phòng vaccine viêm vaccine hoặc tiêm kháng miễn dịch trong vòng được tiêm việc tiêm tiêm vaccine liều kháng bảng người không thực hoặc kháng việc điều được điều người nhiễm thường xuyên biến thực phẩm nhiễm virus viêm trong thời gian tiêm vaccine viêm bệnh gan

Những tác hại ít biết của rau mồng tơi

Rau mồng tơi, ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất...

Nguyên nhân, cách điều trị nôn và buồn nôn ở người lớn

Mệt mỏi, sốt cao, cứng cổ hoặc nôn ra máu/ dịch màu nâu đen kèm...

Bí quyết trị ngủ ngáy, nghiến răng ban đêm

Nhiều người có những tật xấu khi ngủ như ngáy ngủ, nghiến răng gây ảnh...

Chứng phát ban là gì?

Chứng phát ban là gì? Phát ban là tình trạng rất phổ biến. Có tới...

Sai lầm 'chết người' khi ăn rau xanh cần loại bỏ ngay

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, tốt cho...

Vui lòng đợi...