Mất nước nguy hại như thế nào với cơ thể?
Mất nước là gì? - Mất nước là tình trạng lượng chất lỏng ở trong cơ thể bị sụt giảm nghiêm trọng. Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp cơ thể thực hiện các chức năng sinh lí bình thường. Nó tạo cơ sở cho tất cả các dịch cơ thể, bao gồm cả máu và nước tiêu hóa, nó viện trợ trong việc vận chuyển và hấp thụ các chất dinh dưỡng và nó giúp loại bỏ các chất thải. Nếu không bổ sung lượng nước bị mất, có thể phải chịu hậu quả nghiêm trọng. Trong y học, thuật ngữ mô tả hiện tượng mất nước quá nhiều là “giảm thể tích”.
Mất nước nhẹ đến vừa phải có thể sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, mất nước nhẹ, trong thời gian dài mà không được điều trị thì sẽ dẫn đến tình trạng nguy hiểm. Mất nước nghiêm trọng là một cấp cứu y tế và có thể gây tử vong nếu không được bù đủ lượng nước đã mất.
Nguyên nhân gây mất nước? - Tình trạng mất nước xảy ra khi lượng nước mất đi quá nhiều so với nước đi vào. Hàng ngày cơ thể chúng ta vẫn mất đi một lượng nước qua nước tiểu và phân, tuy nhiên khi lượng nước đó được bồi phụ đầy đủ sẽ không gây ra bất kì ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một số nguyên nhân gây mất nước nghiêm trọng:
- Nôn mửa quá nhiều
- Tiêu chảy
- Đổ quá nhiều mồ hôi do hoạt động thể lực mạnh mẽ
- Sốt cao
- Sử dụng một số loại thuốc “ lợi tiểu”, “nhuận tràng”.
Một số trường hợp mất nước do không thể ăn / uống nước (đau dạ dày, đau họng)
Triệu chứng của mất nước là gì? - Mất nước nhẹ có thể sẽ không gây ra những triệu chứng nguy hiểm, tuy nhiên, khi mất nước ngày càng nặng có thể gây ra:
- Khát
- Gỉam lượng nước tiểu, nước tiểu có màu vàng sậm / nâu nhạt
- Khô, dính miệng
- Rất ít hoặc không có nước mắt khi khóc
- Mệt mỏi hoặc buồn ngủ
- Chóng mặt, lơ mơ
- Mắt trũng
- Ở trẻ sơ sinh: thóp trũng
Trong trường hợp mất nước nghiêm trọng có thể gây ngừng thở và dẫn đến hôn mê.
Tôi có nên đến gặp bác sĩ / điều dưỡng không? - Hãy đến gặp các bác sĩ / điều dưỡng khi bạn hoặc trẻ nhà bạn có các dấu hiệu mất nước:
- Tiêu chảy kéo dài
- Nôn mửa hơn 1 ngày
- Nôn / đi ngoài ra máu
- Không thể ăn / uống trong vài ngày
- Giam lượng nước tiểu - ít hơn sáu tã ướt một ngày cho trẻ sơ sinh và sáu đến tám giờ hoặc hơn mà không đi tiểu cho người lớn và trẻ thiếu niên.
Các xét nghiệm để chẩn đoán mất nước là gì? - Các bác sĩ sẽ lấy máu và nước tiểu để xác định liệu bạn có bị mất nước không? mức độ mất nước? và nguyên nhân gây mất nước là gì?
Phương pháp điều trị mất nước? - Bù dịch là phương pháp hiệu quả để điều trị mất nước.
Những trường hợp mất nước nghiêm trọng cần phải nhập viện, bù dịch qua đườngt tĩnh mạch
Mất nước mức độ nhẹ có thể tự bù dịch qua con đường ăn uống, nếu bạn đã bù đủ lượng dịch mất thì:
- Lượng nước tiểu trở lại bình thường, nước tiểu trong, vàng nhạt
- Trẻ đi tiểu bình thường, hơn 6 tã ướt một ngày
Sử dụng dịch truyền để bù dịch có thể sẽ tốt hơn chỉ bù bằng nước, vì trong dịch truyền có đầy đủ nước, muối khoáng và các chất điện giải cần thiết:
- Người lớn và trẻ thiếu niên có thể sử dụng thức uống dùng trong thể thao
- Trẻ sơ sinh/trẻ nhỏ nên bù dịch qua đường uống (Pedialyte - có thể mua ở các hiệu thuốc). Bạn có thể cho trẻ bú bình, dùng các chén nhỏ hoặc cho uống bằng từng thìa nước nhỏ.
- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ nếu trẻ còn đang bú
Phòng chống mất nước như thế nào? - Bạn hoàn toàn có thể đề phòng mất nước, bằng cách:
- Uống nhiều nước, đặc biệt khi sốt hoặc ốm
- Sau khi trẻ bị tiêu chảy hoặc nôn, cho trẻ uống nước càng sớm càng tốt
- Uống thêm nước sau khi tập thể thao hoặc khi trời quá nóng.
Đào Thị Nhung
Chương trình tiên tiến - Đại Học Y Hà Nội