Ngộ độc thực phẩm - nên cẩn thận!


Vì sao mầm bệnh lại có trong thức ăn?

Mầm bệnh xâm nhập vào thực phẩm qua nhiều con đường:

- Người đã bị bệnh có thể phát tán mầm bệnh vào thức ăn khi nấu nướng hoặc do họ không rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào đồ ăn;

-  Mầm bệnh có thể sống trên bề mặt hay ở trong thực phẩm. Nếu như thức ăn không được rửa sạch và nấu đủ chín thì chúng có thể gây bệnh cho người dùng;

- Mầm bệnh có thể truyền từ món ăn này sang món khác khi dùng chung dụng cụ làm bếp như dao thớt cho nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm là gì?

Triệu chứng có thể biểu hiện ngay sau khi ăn hoặc có thể là trong ngày hoặc trong tuần sau đó. Những biểu hiện thường gặp bao gồm: buồn nôn, nôn; đau bụng; tiêu chảy (phân lỏng hay có máu); sốt.

Ngộ độc thực phẩm - nên cẩn thận!

Những triệu chứng khác có thể bao gồm cả các vấn đề về thần kinh như nhìn mờ hay choáng váng. Tuy nhiên những biểu hiện này thường ít gặp hơn.

Tôi có thể làm gì?

Một số biện pháp sau có thể sẽ giúp ích với người bị ngộ độc thực phẩm:

-  Bù dịch: Uống đủ lượng nước cầu thiết để bù lại lượng dịch mất đi do nôn và tiêu chảy để tránh rơi vào tình trạng mất nước;

-  Ăn nhẹ, chia nhiều bữa , ít chất béo;

-  Nghỉ ngơi nếu cảm thấy mệt mỏi.

Ngộ độc thực phẩm - nên cẩn thận!

Tôi có cần tới gặp bác sĩ?

Bạn cần đi khám trong trường hợp: đau bụng quằn quại, không thể ăn hay uống gì, nôn hay đi ngoài ra máu, sốt cao hơn 38°C.

Trẻ nhỏ và người cao tuổi dễ bị mất nước hơn người trưởng thành do đó, khi có các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm cần phải gọi bác sĩ ngay.

Tôi có cần làm xét nghiệm gì không?

Nhiều bệnh nhân không cần làm xét nghiệm. nhưng bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm để kiểm tra tình trạng mất nước của bạn và tìm ra loại mầm bệnh bạn đang mắc phải. Các xét nghiệm này bao gồm: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm phân.

Điều trị ngộ độc thực phẩm như thế nào?

Nhiều bệnh nhân không cần điều trị vì các triệu chứng của họ tự giảm dần. Nhưng một số trường hợp cần phải sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và phải truyền dịch để bù lại nước quá lớn đã mất đi.

Bác sĩ không khuyến khích bệnh nhân sử dụng các loại thuốc trị tiêu chảy. vì nhưng loại thuốc này có thể kéo dài triệu chứng.

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm như thế nào?

Chúng ta có thể phòng ngừa ngộ độc thực phẩm hay sự lan truyền của mầm bệnh bằng cách:

-  Rửa tay sau khi: thay bỉm, tã cho trẻ em, đi vệ sinh, xỉ mũi, chạm vào động vật, và dọn rác;

-  Khi bị bệnh, cần nghỉ ngơi tại nhà cho tới khi thấy khỏe hẳn;

-  Chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm:

     • Không sử dụng sữa hay đồ ăn chưa được diệt khuẩn;

     • Rửa sạch rau và hoa quả trước khi ăn;

Ngộ độc thực phẩm - nên cẩn thận!

     • Giữ nhiệt độ tủ lạnh ngăn mát thấp hơn 4.4°C và ngăn đá thấp hơn -18°C;

     • Nấu chín thịt và hải sản trước khi ăn;

     • Ăn trứng chín kĩ lòng đỏ;

     • Rửa sạch tay và dụng cụ làm bếp sau khi sử dụng.

Với phụ nữ có thai và những người gặp vấn đề về hệ miễn dịch cần phải chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm hơn. Nếu bạn có thai và gặp vấn đề về miễn dịch, bạn cần phải tới gặp bác sĩ để có những lời khuyên và can thiệp cụ thể hơn.

Tạ Ngọc Đan Trang – Cử nhân điều dưỡng tiên tiến K1 – Đại học Y Hà Nội

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: ngộ độc thực phẩm choáng váng buồn nôn tiêu chảy vệ sinh an toàn thực phẩm

Dịch trong ổ bụng (Cổ trướng)

Dịch ổ bụng là tình trạng khi dịch ứ đọng ở các khoang giữa các...

Triệu chứng và cách chữa chứng hẹp ống thực quản

Chứng hẹp ống thực quản là gì? - Thực quản là một ống rỗng dài chạy...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Nguyên nhân và cách phòng chữa tiêu chảy ở người lớn

Tiêu chảy là gì? Tiêu chảy (ỉa chảy) là tình trạng đi ngoài nhiều lần...

Các nguyên nhân dẫn tới polyp Đại Tràng và cách chữa trị hiệu quả

KHÁI QUÁT VỀ POLYP ĐẠI TRÀNG Việc phát hiện ra các polyp trong đại tràng...

Vui lòng đợi...