Ngưng thở khi ngủ là gì và có nguy hiểm không?
Ngừng thở khi ngủ là gì?
Ngưng thở khi ngủ là một trạng thái xuất hiện những cơn ngừng thở ngắn trong khi ngủ. Có hai loại ngưng thở khi ngủ: “ngưng thở tắc ngẽn” và “ngưng thở trung ương”
Ở ngưng thở tắc nghẽn, cơn ngưng thở xuất hiện là do cổ họng bị hẹp hoặc bị chặn lại
Còn ở ngưng thở trung ương, ngưng thở là do não không gửi đúng tín hiệu khiến các cơ hô hấp không hoạt động. Ngưng thở tắc nghẽn phổ biến hơn ngưng thở trung ương, do đó bài viết sẽ đề cập sâu hơn về loại ngưng thở tắc nghẽn này
Trong khi ngủ, bệnh nhân thường không ý thức được rằng mình bị ngưng thở. nhưng thi thoảng sẽ giật mình tỉnh dậy hoặc thở hổn hển. Bệnh nhân cũng thường thấy mọi người phản ánh lại rằng họ ngáy khi ngủ.
Triệu chứng của ngừng thở khi ngủ là gì?
Triệu chứng chính của ngừng thở khi ngủ là ngáy to, mệt mỏi, buồn ngủ suốt cả ngày. Các triệu chứng khác gồm có:
- Ngủ không yên giấc
- Giật mình tỉnh dậy rồi thở hổn hển
- Nhức đầu vào buổi sáng, khô miệng hay đau họng.
- Tiểu đêm nhiều
- Không cảm thấy thư giãn hoặc thấy lảo đảo khi thức dậy vào sang hôm sau
- Mất tập trung, hay quên
Một số người bị ngưng thở khi ngủ không biểu hiện triệu chứng hoặc không hề biết mình bị bệnh. Họ lầm tưởng rằng, ngáy to hay mệt mỏi là những dấu hiệu bình thường
Tôi có nên đi khám?
Nếu bạn nghĩ mình bị ngưng thở khi ngủ thì nên tới gặp bác sĩ để kiểm tra ngay
Tôi có cần làm xét nghiệm?
Nếu nghi ngờ bạn bị ngưng thở khi ngủ, bác sĩ sẽ ra chỉ định cho bạn đi kiểm tra giấc ngủ. Kĩ thuật nghiên cứu giấc ngủ đôi khi cũng có thể thực hiện tại nhà, nhưng thông thường thì phải tiến hành ở phòng nghiên cứu. Để thực hiện các kĩ thuật này, bạn sẽ phải ngủ trong một phòng thí nghiệm giấc ngủ. Cơ thể bạn được nối với các máy theo dõi nhịp tim, nhịp thở và các chức năng khác. Dựa trên kết quả thu được, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cụ thể.
Liệu tôi có thể làm gì để cải thiện tình trạng này?
Bạn có thể thực hiện các phương pháp sau:
- Nằm nghiêng khi ngủ, phương pháp này thường không khả thi vì khi ngủ khó có thể điều khiển được tư thế nằm. Tuy nhiên vẫn có thể thực hiện được khi có người giúp đỡ
- Thực hiện giảm cân đối với những bệnh nhân béo phì
- Không uống rượu vì rượu sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Điều trị ngưng thở khi ngủ như thế nào?
Phương pháp điều trị hiệu quả nhất là sử dụng một thiết bị giữ cho đường thở mở ra khi ngủ. Điều trị bằng thiết bị này được gọi là “thông khí áp lực dương liên tục” hay CPAP. Bệnh nhân sử dụng CPAP sẽ được đeo một mặt nạ giúp duy trì nhịp thở trong khi ngủ (xem hình)
Nếu bác sĩ nói rằng bạn được điều trị bằng CPAP thì hãy cố gắng kiên nhẫn sử dụng. Ban đầu, bạn có thể cảm thấy khó chịu khi đeo mặt nạ và với tiếng ồn của máy. Nhưng khi kiên trì sử dụng, máy sẽ làm cải thiện tình hình rõ rệt. Bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ sử dụng CPAP sẽ cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn.
Ngoài ra còn có một thiết bị khác mà dùng để đeo vào trong miệng cũng giúp đường thở mở ra trong khi ngủ
Hiếm gặp hơn, ở một vài bệnh nhân không đáp ứng với tất cả các phương pháp trên, bác sĩ sẽ ra chỉ định phẫu thuật để làm mở đường thở. Tuy nhiên, kết quả đem lại không cao và đôi khi bệnh nhân vẫn có thể bị tái phát.
Ngưng thở khi ngủ có nguy hiểm không?
Bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ sẽ ngủ không tốt. Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và không tỉnh táo. Vì vậy mà nguy cơ tai nạn giao thông hay tai nạn lao động cũng cao hơn bình thường. Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngưng thở khi ngủ cũng làm tăng nguy cơ cao huyết áp và mắc bệnh tim mạch. Sử dụng các phương pháp điều trị như CPAP sẽ giúp giải quyết các vấn đề trên.
Tạ Ngọc Đoan Trang