Nguy cơ sức khỏe từ bệnh béo phì


Béo phì là gì?

Các bác sĩ thường dùng một chỉ số đặc biệt là chỉ số khối cơ thể (BMI) để quyết định tình trạng đủ cân, thiếu thừa cân hay béo phì. Béo phì là tình trạng khi một người thừa quá nhiều cân nặng so với chiều cao.

Chỉ số khối cơ (BMI) sẽ cho biết số cân nặng phù hợp tương ứng với chiều cao (Hình 1).

biểu đồ đo béo phì bmi

Hình 1. Chỉ số BMI với cân nặng tương ứng chiều cao

Xanh dương: thiếu cân. Xanh lá cây: đủ cân. Vàng: Thừa cân. Cam, đỏ: Béo phì

  • Chỉ số BMI từ 25 đến 29,9 là tình trạng thừa cân
  • Chỉ số BMI từ 30 trở lên là tình trạng béo phì

Béo phì gây làm tăng nguy cơ của rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Béo phì còn dẫn khó khăn trong việc vận động, thậm chí khó thở, hay những công việc mà người bình thường có thể dễ dàng làm được. Thêm vào đó, người béo phì dễ có những mặc cảm tâm lý hay tự ti xấu hổ vì ngoại hình quá cỡ.

Nguy cơ từ bệnh béo phì?

Béo phì làm gia tăng khả năng mắc rất nhiều vấn đề về sức khỏe, ví dụ như:

  • Tiểu đường
  • Tăng huyết áp
  • Tăng mỡ máu
  • Bệnh lý tim mạch (bao gồm cả nhồi máu cơ tim)
  • Đột quỵ
  • Ngừng thở khi ngủ (bệnh lý khiến bạn ngưng thở một thời gian ngắn trong khi ngủ)
  • Hen suyễn
  • Ung thư

Béo phì có làm giảm tuổi thọ?

Các nghiên cứu đã chứng minh những người béo phì thường chết sớm hơn so với những người bình thường. Cân nặng càng cao, nguy cơ tử vong càng lớn. Nguy cơ còn phụ thuộc vào thời gian người bệnh mắc béo phì và những bệnh lý đi kèm.

Tôi có nên đi khám bác sĩ?

Bác sĩ và điều dưỡng là những nhân viên y tế có kiến thức, họ sẽ đưa ra gọi ý để giúp bạn giảm cân

Có cách điều trị béo phì không?

Sử dụng thuốc và tiến hành phẫu thuật có thể giúp bạn giảm cân. Tuy vậy, những cách trên chỉ dành cho người béo phì không có khả năng giảm béo bằng chế độ ăn và tập luyện. Bên cạnh đó, trị liệu giảm cân cũng sẽ vô ích nếu người bệnh không thay đổi thói quen ăn uống và vận động của chính mình.

Tôi nên làm gì để phòng tránh bệnh tật do béo phì?   

Câu trả lời rõ ràng nhất chính là giảm cân. Trong trường hợp giảm cân bất thành, bạn có thể cải thiện sức khỏe và phòng tránh các nguy cơ bằng cách:

Tích cực vận động – Bao gồm nhiều loại hoạt động, như đi bộ. Bạn có thể bắt đầu tập vài phút mỗi ngày rồi từ từ tăng dần lên.

Cải thiện chế độ ăn uống – Không có một thực đơn cụ thể nào. Tuy nhiên bạn nên chia bữa ăn thành các phần nhỏ và không bỏ bữa. Tránh đồ ngọt và đồ ăn đóng gói, thay vào đó bạn nên ăn rau củ và trái cây.

Bỏ thuốc lá (Nếu bạn hút thuốc)

Hạn chế bia rượu – Không uống quá 1 ly một ngày nếu là phụ nữ, không uống quá 2 ly một ngày nếu là nam giới .

Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì?

Nguy cơ lớn nhất khiến một người có thể mắc bệnh béo phì là thói quen sống không lành mạnh, ăn quá nhiều và ít vận động. Đặc biệt ở những người cả ngày chỉ ngồi trên ghế và xem TV. Bên cạnh đó, có rất nhiều yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh béo phì mà không phải ai cũng lưu ý, đó là:

Thói quen của người mẹ trong thời gian mang thai – Phụ nữ có thai ăn quá nhiều thực phẩm giàu calo, mắc tiểu đường hay hút thuốc đều làm tăng khả năng mắc béo phì ở đứa trẻ.

Uống sữa công thức – Trẻ em uống sữa công thức có nguy cơ béo phì cao hơn trẻ bú sữa mẹ.

Thói quen và sự tăng cân khi còn nhỏ - Những trẻ nhỏ hay thiếu niên thừa cân có nguy cơ cao bị béo phì khi trưởng thành.

Ngủ quá ít – Người thiếu ngủ cũng có xu hướng béo phì hơn người ngủ đủ

Dùng thuốc – Một vài loại thuốc , ví dụ như thuốc chống trầm cảm khi dùng trong thời gian dài có thể gây tăng lượng lớn cân nặng.

Tình trạng hóc-môn trong cơ thể cũng có thể làm tăng khả năng mắc bệnh béo phì, tuy nhiên đóng góp một phần nhỏ.

Nếu tôi bị béo phì và muốn sinh con?

Bạn nên hiểu rõ béo phì làm việc mang thai ở phụ nữ trở nên rất khó khăn. Béo phì còn làm giảm khả năng tình dục ở đàn ông, đặc biệt ở những người bị tiểu đường và tăng huyết áp. Thêm vào đó, trẻ sinh ra từ bố mẹ béo phì cũng có nguy cơ cao mắc béo phì.

Nếu con tôi bị béo phì?

Nguy cơ bệnh lý do béo phì ở trẻ em cũng giống như ở người lớn, như tăng nguy cơ tiểu đường, cao huyết áp, hen suyễn, chứng ngưng thở khi ngủ. Thêm vào đó, trẻ béo phì có thể gặp những vấn đề về phát triển tâm sinh lý, lớn nhanh hơn bình thường, trẻ gái dậy thì sớm hơn.  

Lê Thùy Linh

Cử nhân tiên tiến – Đại học Y Hà Nội

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: béo phì chỉ số khối cơ thể thừa cân nguy cơ béo phì những người thói quen tiểu đường tim mạch

Những tác hại ít biết của rau mồng tơi

Rau mồng tơi, ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất...

Nguyên nhân, cách điều trị nôn và buồn nôn ở người lớn

Mệt mỏi, sốt cao, cứng cổ hoặc nôn ra máu/ dịch màu nâu đen kèm...

Bí quyết trị ngủ ngáy, nghiến răng ban đêm

Nhiều người có những tật xấu khi ngủ như ngáy ngủ, nghiến răng gây ảnh...

Chứng phát ban là gì?

Chứng phát ban là gì? Phát ban là tình trạng rất phổ biến. Có tới...

Sai lầm 'chết người' khi ăn rau xanh cần loại bỏ ngay

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, tốt cho...

Vui lòng đợi...