Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa viêm dạ dày


cấu tạo hệ tiêu hoá

Hình 1: Hệ tiêu hóa trên

Viêm dạ dày cấp là tình trạng viêm tạm thời hay thoáng qua của lớp niêm mạc dạ dày. Trong khi đó, viêm dạ dày mạn là tình trạng viêm dạ dày tiến triển và tái phát trong thời gian dài (từ 3 tháng trở lên).

viêm dạ dày

Điều trị viêm dạ dày là vô cùng quan trọng, bởi vì nếu không điều trị có thể dẫn đến:

  • Viêm loét ở niêm mạc dạ dày và hành tá tràng
  • Ung thư dạ dày

Nguyên nhân gây viêm dạ dày là gì? - Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến viêm dạ dày, bao gồm:

  • Nhiễm trùng dạ dày do vi khuẩn H.pylori

viêm dạ dạy do virus

Viêm dạ dày do H.pylori

  • Các thuốc giảm đau-chống viêm không steroid (NSAIDs): bao gồm aspirin, ibuprofen, naproxen
  • Uống nhiều rượu
  • Các rối loạn tự miễn trong hệ miễn dịch có thể tấn công các tế bào khỏe mạnh của lớp niêm mạc dạ dày
  • Một số bệnh lí nguy hiểm.

Các dấu hiệu của viêm dạ dày là gì? - Một số trường hợp bị viêm dạ dày nhưng không có bất kì triệu chứng gì, tuy nhiên, sau đây là những dấu hiệu phổ biến của viêm dạ dày:

  • Đau vùng thượng vị
  • Cảm giác đầy bụng, khó tiêu, chướng hơi
  • Chán ăn
  • Nôn, buồn nôn
  • Nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen
  • Mệt mỏi (viêm dạ dày đi kèm thiếu máu).

triệu chứng cơ năng của viêm dạ dày

Triệu chứng cơ năng của viêm dạ dày

Tôi có nên đi khám bác sĩ / điều dưỡng không? - Bạn nên đến khám các bác sĩ / điều dưỡng nếu:

  • Bạn bị đau bụng dữ dội
  • Bạn nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen
  • Bạn bị sút cân không kiểm soát

Xét nghiệm chẩn đoán viêm dạ dày là gì? - Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, các bác sĩ / điều dưỡng sẽ yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm cần thiết:

  • Nội soi dạ dày: Trong quá trình nội soi, các bác sĩ có thể lấy một mẫu bệnh phẩm từ niêm mạc dạ dày (sinh thiết), sau đó soi mẫu bệnh phẩm dưới kính hiển vi.

nội soi viêm dạ dày

Nội soi viêm dạ dày

  • Các xét nghiệm để tìm H.pylori:
    • Xét nghiệm máu
    • Xét nghiệm thở
    • Xét nghiệm phân
  • Chụp X-quang cản quang ống tiêu hóa trên với barium để quan sát hình ảnh ống tiêu hóa trên.
  • Xét nghiệm máu để xác định mức độ thiếu máu (nếu có)

Điều trị viêm dạ dày như thế nào? - Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ / điều dưỡng sẽ đưa ra những biện pháp điều trị thích hợp cho bạn. Ví dụ: nếu nguyên nhân gây viêm dạ dày là do sử dụng thuốc kháng viêm-giảm đau không steroid, bạn sẽ phải ngừng sử dụng những loại thuốc đó. Bạn cũng sẽ phải bỏ rươụ nếu nó là nguyên nhân gây viêm dạ dày.

Đối với những trường hợp viêm dạ dày do vi khuẩn H.pylori, các bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc để tiêu diệt H.pylori. Thông thường, bạn phải sử dụng kết hợp ít nhất 3 loại thuốc trong vòng 2 tuần (thuốc giảm acid dạ dày, thuốc kháng sinh…):

  • Thuốc kháng acid dạ dày
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
  • Thuốc kháng histamine
  • Thuốc ức chế bơm proton

Tôi nên làm gì sau khi đã được điều trị? - Đối với những trường hợp bị viêm dạ dày do H.pylori, sau khi điều trị, họ nên thường xuyên tái khám để chắc chắn đã loại bỏ vi khuẩn H.pylori. Các xét nghiệm khi tái khám có thể gồm: xét nghiệm thở, xét nghiệm phân, nội soi…

Đào Thị Nhung

Chương trình tiên tiến - Đại Học Y Hà Nội  

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: viêm dạ dày viêm dạ dày cấp chữa viêm dạ dày nguyên nhân viêm dạ dày thuốc kháng

Dịch trong ổ bụng (Cổ trướng)

Dịch ổ bụng là tình trạng khi dịch ứ đọng ở các khoang giữa các...

Triệu chứng và cách chữa chứng hẹp ống thực quản

Chứng hẹp ống thực quản là gì? - Thực quản là một ống rỗng dài chạy...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Nguyên nhân và cách phòng chữa tiêu chảy ở người lớn

Tiêu chảy là gì? Tiêu chảy (ỉa chảy) là tình trạng đi ngoài nhiều lần...

Các nguyên nhân dẫn tới polyp Đại Tràng và cách chữa trị hiệu quả

KHÁI QUÁT VỀ POLYP ĐẠI TRÀNG Việc phát hiện ra các polyp trong đại tràng...

Vui lòng đợi...