Những điều cần biết về bệnh cúm


Những triệu chứng phổ biến nhất của cúm là gì? Tất cả các loại cúm đều có thể gây ra:

  • Sốt (nhiệt độ cao hơn 100°F hoặc 37.8°C)
  • Ho
  • Đau đầu hoặc đau người

Những triệu chứng ít gặp hơn là viêm họng và chảy nước mũi

Bệnh cúm có nguy hiểm không? Có thể. Hầu hết những người bị cúm đều tự khỏi mà không có bất kỳ vấn đề gì về sau. Nhưng một số người lại phải đến bệnh viện vì bệnh cúm. Một số người thậm chí còn chết vì cúm. Đó là vì bệnh cúm có thể gây ra nhiễm trùng phổi nghiêm trọng gọi là viêm phổi.

Có xét nghiệm nào đối với cúm không? Có. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể khẳng định bạn bị cúm qua những biểu hiện của bạn. Nhưng trong một số trường hợp khác, ví dụ, nếu bạn có nguy cơ bị mắc những vấn đề khác gây ra bởi cúm, bác sĩ có thể sẽ phải làm xét nghiệm cho bạn.

Tôi phải làm thế nào để bảo vệ mình khỏi bệnh cúm? Bạn có thể:

  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước, hoặc sát trùng tay với cồn
  • Tránh tiếp xúc với những người bị cúm
  • Tiêm vacxin cúm hàng năm. Đối với những người từ 65 tuổi trở lên, các nhà chuyên môn khuyên nên tiêm vacxin cúm liều cao, nếu có. Ở người cao tuổi, vacxin liều cao hoạt động tốt hơn vacxin liều tiêu chuẩn một chút. Đối với trẻ em khỏe mạnh từ 2 đến 8 tuổi, các nhà chuyên môn khuyên nên dùng vacxin đường xịt mũi thay vì vacxin đường tiêm, nếu có. Tuy nhiên là tác dụng của vacxin đường tiêm cũng không kém vacxin đường xịt.

Tôi nên làm gì nếu như tôi bị cúm? Nếu bạn nghĩ mình bị cúm, hãy ở nhà nghỉ ngơi, và uống nhiều nước. Bạn cũng có thể uống acetaminophen (tên nhãn hiệu: Tylenol) để giảm đau và hạ sốt.

Không dùng aspirin hay các thuốc có chứa aspirin cho trẻ em dưới 18 tuổi. Vì ở trẻ em, aspirin có thể gây ra hội chứng Reye

Phần lớn những người bị cúm thường thấy tốt hơn sau 1 đến 2 tuần. Nhưng bạn nên gọi cho bác sĩ nếu:

  • Thấy khó thở hoặc thở nhanh
  • Thấy đau hoặc tức ở ngực hoặc bụng
  • Chóng mặt đột ngột
  • Cảm thấy không minh mẫn
  • Nôn nhiều

Hãy đưa con bạn đến gặp bác sĩ nếu đứa trẻ:

  • Bắt đầu thở nhanh hoặc khó thở
  • Da chuyển sang màu xanh hoặc tím
  • Không uống đủ dịch
  • Không thức dậy hoặc không tương tác với người khác
  • Quấy khóc và không muốn được bế
  • Bệnh cúm tốt dần lên nhưng sau đó nó lại ốm trở lại kèm thêm ho và sốt
  • Sốt kèm với ngứa

Nếu bạn quyết định đi đến phòng khám hoặc bệnh viện vì bệnh cúm của mình, hãy nói với những người xung quanh về điều đó. Vì nhân viên y tế có thể sẽ yêu cầu bạn phải đeo khẩu trang hoặc cách ly ở một nơi có thể làm giảm nguy cơ lây bệnh cho người khác.

Dù bạn có gặp bác sĩ hay không thì bạn cũng nên ở nhà trong khi bạn đang bị cúm. Không đi đến trường học hoặc nơi làm việc cho đến khi bạn hết sốt được 24 giờ mà không cần phải dùng thuốc hạ sốt như acetaminophen. Nếu bạn làm việc trong môi trường y tế và phải chăm sóc bệnh nhân, bạn sẽ phải ở nhà lâu hơn nếu bạn vẫn đang ho. Ngoài ra, hãy luôn che miệng và mũi bằng khuỷu tay khi bạn ho hay hắt xì.

Bệnh cúm có thể chữa được không? Có, những người bị cúm có thể dùng các thuốc kháng virus. Những thuốc này có thể giúp người bệnh tránh được một số vấn đề gây ra bởi cúm. Không phải ai bị cúm cũng cần phải dùng thuốc kháng virus, nhưng một số người thì lại cần. Bác sĩ sẽ là người quyết định việc bạn có nên dùng thuốc hay không. Lưu ý là kháng sinh không có tác dụng đối với bệnh cúm.

Nếu tôi đang mang thai thì sao? Bệnh cúm có thể rất nguy hiểm đối với phụ nữ có thai. Nếu bạn mang thai, thì việc tiêm vacxin cúm là rất quan trọng. Bạn nên tránh tiếp xúc với những người bị cúm.

Nếu bạn đang mang thai, hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu:

  • Nếu bạn phải ở gần hoặc tiếp xúc với người bị cúm
  • Bạn nghĩ có thể bạn đã bị cúm. Ở phụ nữ có thai, những triệu chứng của bệnh cúm có thể nặng lên rất nhanh. Cúm có thể gây ra khó thở hoặc thậm chí là chết mẹ hoặc thai nhi. Đó là lý do tại sao bạn nên nói cho bác sĩ ngay khi bạn thấy mình có những biểu hiện của bệnh cúm như đã liệt kê ở trên. Bạn sẽ cần phải dùng thuốc kháng virus nếu bạn đang mang thai và bị cúm.
Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: Cúm cúm gia cầm H1N1 H5N1 triệu chứng của cúm phòng ngừa cúm hắt hơi sổ mũi sốt đang mang mang thai những triệu chứng phải dùng thuốc thuốc kháng virus đang mang thai

Những tác hại ít biết của rau mồng tơi

Rau mồng tơi, ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất...

Nguyên nhân, cách điều trị nôn và buồn nôn ở người lớn

Mệt mỏi, sốt cao, cứng cổ hoặc nôn ra máu/ dịch màu nâu đen kèm...

Bí quyết trị ngủ ngáy, nghiến răng ban đêm

Nhiều người có những tật xấu khi ngủ như ngáy ngủ, nghiến răng gây ảnh...

Chứng phát ban là gì?

Chứng phát ban là gì? Phát ban là tình trạng rất phổ biến. Có tới...

Sai lầm 'chết người' khi ăn rau xanh cần loại bỏ ngay

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, tốt cho...

Vui lòng đợi...