Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị cháy nắng là gì?
Cháy nắng là gì?
Cháy nắng (bỏng nắng) gây ra bởi sự tiếp xúc trực tiếp, trong thời gian dài của da với tia cực tím từ mặt trời. Ngay cả khi trời râm, nhiều mây, bạn cũng có thể bị cháy nắng do các đám mây không thể ngăn ngừa tia cực tím tác động đến da.
Một số trường hợp bị cháy nắng do tiếp xúc quá lâu với nguồn tia cực tím phát ra từ giường nhuộm da.
Tại sao tôi nên phòng tránh cháy nắng?
Đề phòng cháy nắng là một việc làm vô cùng cần thiết vì những người bị cháy nắng thường có nguy cơ cao mắc các vấn đề liên quan đến da liễu và các bệnh lí khác :
- Ung thư da - Có rất nhiều các loại ung thư da khác nhau. Mặc dù đa số ung thư da đều có thể chữa trị dễ dàng, tuy nhiên những người bị cháy nắng thường có nguy cơ cao mắc một loại ung thư da rất nguy hiểm - ung thư hắc tố da (Hình 1).
Hình 1: Ung thư hắc tố da
- Nếp nhăn và các thay đổi bất thường trên da, khiến làn da nhanh lão hóa
- Đục thủy tinh thể làm ảnh hưởng đến thị giác
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị cháy nắng là gì?
Bạn sẽ có nguy cơ cao bị cháy nắng trong trường hợp :
- Da, tóc sáng màu
- Sống ở những nơi / vùng mặt trời tiếp xúc gần với Trái Đất (vùng núi)
- Sử dụng một số loại thuốc làm tăng nguy cơ bị cháy nắng
Dấu hiệu cháy nắng là gì?
Sau 3-5 tiếng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bạn có thể xuất hiện các dấu hiêụ của cháy nắng , bao gồm:
- Vùng da tiếp xúc bị đỏ lên, ban đầu đỏ nhạt sau mức độ đỏ cứ tăng dần và nặng nhất 12-24 tiếng sau tiếp xúc với tia cực tím (Hình 2). Sau 1-3 ngày da đỡ đỏ rồi trở nên thẫm màu và bong vảy nhẹ
Hình 2: Cháy nắng vùng lưng
- Đau rát
- Vùng da cháy nắng có cảm giác nóng hoặc châm chích, đôi khi có thể hơi ngứa
Trong một số trường hợp bị bỏng nắng rất nặng có thể xuất hiện các dấu hiệu:
- Da phồng rộp, sưng nề
- Xuất hiện các mụn nước (hình 2)
- Đau rát
Hình 3: Mụn nước do cháy nắng
Tôi có thể tự điều trị cháy nắng không?
Bạn có thể tự điều trị trong các trường hợp cháy nắng nhẹ:
- Sử dụng thuốc giảm đau
- Chườm lạnh lên vùng da cháy nắng
- Sử dụng các lọai kem bôi/xịt để chữa cháy nắng
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cho đến khi làn da hết đỏ và bớt đau
Tôi có cần đi khám bác sĩ / điều dưỡng không?
Trong trường hợp bạn bị cháy nắng nặng, hãy gọi cho các bác sĩ/ điều dưỡng của bạn. Tùy thuộc vào tình trạng cháy nắng mà các bác sĩ/ điều dưỡng sẽ cho bạn những lời khuyên thỏa đáng nhất.
Phòng tránh cháy nắng bằng cách nào?
Bạn có thể đề phòng cháy nắng bằng cách:
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tại những thời điểm mặt trời gần Trái Đất nhất (từ 10 giờ sáng - 4 giờ chiều)
- Vào những ngày nắng gắt, nên đứng trong bóng râm, dưới bóng cây hoặc mang ô/dù
- Sử dụng kem chống nắng 2-3 tiếng/lần hoặc sau khi bơi lội. Bạn nên chọn các loại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên (SPF là chỉ số thể hiện mức độ ngăn ngừa tia tử ngoại) (Hình 4)
Hình 4: Sử dụng kem chống nắng
- Sử dụng kem chống nắng phổ rộng, có thể ngăn ngừa tia tử ngoại UVA và UVB
- Sử dụng son môi có chỉ số SPF từ 30 trở lên
- Nên sử dụng các dụng cụ bảo vệ khi ra đường vào ngày nắng (kính râm, mũ rộng vành, áo dài tay, quần dài)
- Không sử dụng giường nhuộm da quá lâu.
Đào Thị Nhung
Chương trình tiên tiến - Đại Học Y Hà Nội