Phòng tránh HIV sau khi quan hệ không được bảo vệ hoặc dùng chung bơm kim tiêm


Bị lây nhiễm HIV từ người khác bằng cách nào? 

— Bạn có thể bị nhiễm HIV từ người khác nếu như:

●Dùng chung bơm kim tiêm (chích thuốc,…)

●Quan hệ tình dục đường hậu môn, âm đạo và đường miệng.

Nếu bạn tiếp xúc với máu hoặc các dịch thể khác từ âm đạo, hậu môn, hoặc bên trong đầu dương vật, bạn có nguy cơ nhiễm HIV. Lây nhiễm HIV cũng có thể xảy ra khi máu và dịch thể bắn vào mắt hoặc miệng, nhưng ít nguy cơ hơn. Bạn hầu như không có khả năng bị nhiễm HIV nếu chỉ tiếp xúc với máu và dịch thể qua da.

Các dịch thể có nguy cơ cao lây nhiễm bao gồm máu và dịch tiết ra từ dương vật, âm đạo và hậu môn trong khi quan hệ. Các dịch thể khác có nguy cơ lây nhiễm thấp hơn, miễn là chúng không chứa máu, bao gồm nước tiểu, nước bọt, mồ hôi, nước mắt.

Lây nhiễm HIV qua vết cắn không hay xảy ra ở người, nhưng HIV có thể lây từ người này sang người khác nếu một trong số họ có HIV và vết cắn gây tổn thương da.

Có thể giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV sau khi tiếp xúc với virus không? 

—Có, trong một số trường hợp. Có một số cách có thể giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV (được gọi là “thuốc dự phòng”), nhưng chỉ có tác dụng trong thời gian 3 ngày kể từ khi tiếp xúc với virus.

Nếu bạn cho rằng mình có thể đã phơi nhiễm với HIV, hãy tìm gặp bác sĩ hoặc điều dưỡng ngay lập tức. Nếu như có việc bất thường xảy ra, như rách bao cao su, quan hệ tình dục không được bảo vệ, hoặc bị cưỡng hiếp, sử dụng thuốc dự phòng HIV ngay lập tức có thể giúp ích.

Bạn nên nhớ rằng nguy cơ nhiễm HIV sau một lần phơi nhiễm là khá thấp. Tuy vậy, để tốt nhất bạn vẫn nên gặp bác sĩ hoặc điều dưỡng để kiểm tra chắc chắn. Họ sẽ cho bạn lời khuyên phù hợp, đừng cố tự tìm hiểu nguy cơ của bản than một mình.

Bạn cũng nên nhớ rằng thuốc phòng ngừa HIV sau khi phơi nhiễm không dành cho người tiếp xúc với HIV thường xuyên hết lần này đến lần khác. Nói cách khác, nếu bạn thường xuyên quan hệ tình dục không được bảo vệ và sử dụng chung bơm kim tiêm, phương pháp điều trị này không phải dành cho bạn. Thay vào đó, bạn có thể phải sử dụng thuốc điều trị HIV hàng ngày để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm. Nếu bạn thực hiện theo cách này, luôn tuân thủ điều trị và đến khám bác sĩ thường xuyên là điều rất quan trọng. Hãy xin tư vấn của bác sĩ về phương pháp điều trị này có phù hợp với bạn không.

Có bao nhiêu khả năng tôi sẽ bị lây nhiễm HIV? 

— Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như là:

●Bạn đã phơi nhiễm như thế nào – Có một vài trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ cao hơn các trường hợp khác. Ví dụ, mặc dù có khả năng lây nhiễm HIV khi quan hệ đường miệng, nhưng tỉ lệ là rất thấp. Mặc khác, dùng chung bơm kim tiêm có nguy cơ vô cùng cao. Cũng như vậy, quan hệ tình dục qua đường hậu môn có nguy cơ lây nhiễm cao hơn là qua đường âm đạo.

●Bạn có vết cắt hay bất kì vết thương hở nào trên cơ thể tiếp xúc với HIV – Những người trong trường hợp này thường dễ lây nhiễm HIV. Ví dụ, nếu bạn bị mụn giộp ở bộ phận sinh dục, nguy cơ lây nhiễm của bạn sẽ tăng cao.

●Dịch thể mà bạn phơi nhiễm có phải của người thực sự nhiễm HIV – Nếu người đó có HIV nhưng đang được chữa trị, nguy cơ lây nhiễm sẽ thấp hơn. Nếu người đó có HIV và rất nhiều virus trong máu, nguy cơ lây nhiễm sẽ cao hơn.

Bác sĩ và điều dưỡng sẽ làm gì? — Đầu tiên, bác sĩ và điều dưỡng sẽ chỉ định xét nghiệm HIV để chắc chắn rằng bạn chưa bị nhiễm HIV trước đó. Nếu rồi, việc dùng thuốc dự phòng HIV không giúp ích gì cả. Sau đó bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ tư vấn về nguy cơ lây nhiễm của bạn và những gì bạn có thê làm. Bạn và bác sĩ sau đó sẽ quyết định xem phương pháp điều trị nào phù hợp dựa trên việc cân nhắc nguy cơ lây nhiễm của bạn cao hay thấp và lợi ích của việc dùng thuốc.

Nếu cả hai quyết định việc dùng thuốc dự phòng HIV là phù hợp, bác sĩ hoặc điều dưỡng thường sẽ kê 3 loại thuốc khác nhau. Bạn cần phải bắt đầu dùng thuốc càng sớm càng tốt và dùng trong vòng một tháng.

Nếu người mà bạn tiếp xúc dịch thể đồng ý làm xét nghiệm HIV, bác sĩ hoặc điều dưỡng có thể sẽ xét nghiệm cả họ. Nếu người mà bạn tiếp xúc dịch thể không có HIV, bạn sẽ không phải dùng thuốc .

Bác sĩ có thể sẽ xét nghiệm và điều trị các loại nhiễm trùng khác mà bạn có thể mắc trong khi quan hệ tình dục hoặc dùng chung bơm kim tiêm.

Những rủi ro và tác dụng phụ của thuốc dự phòng HIV? 

— Các tác dụng phụ khác nhau tùy thuộc vào từng loại thuốc cụ thể. Hãy hỏi bác sĩ về các tác dụng phụ có thể xảy ra và cách xử trí.

Nói với bác sĩ hoặc điều dưỡng nếu bạn đang mang thai hoặc có khả năng mang thai. Điều này rất quan trọng vì một số loại thuốc không an toàn cho phụ nữ có thai.

Điều gì sẽ xảy ra sau khi tôi hoàn thành việc điều trị? 

— Bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ xét nghiệm một lần nữa để xem bạn có HIV hay không. Những xét nghiệm này có thể cho kết quả trong 6 tuần, 3 tháng và 6 tháng sau khi bị phơi nhiễm. Nếu bạn là phụ nữ, bác sĩ sẽ kiểm tra để chắc chắn rằng bạn không mang thai.

Việc tuân thủ điều trị, dùng tất cả các loại thuốc được kê là rất quan trọng. Tuy vậy, kể cả khi bạn điều trị như vậy, không có gì đảm bảo rằng bạn không bị lây nhiễm. Thuốc sẽ giúp ích phần nào nhưng không có khả năng phòng chống nhiễm trùng hoàn toàn. Vậy nên, điều tốt nhất là tuyệt đối không dùng chung bơm kim tiêm và quan hệ tình dục không được bảo vệ.

Trong những tuần sau khi bị phơi nhiễm, hãy đề phòng những triệu chứng của HIV, chẳng hạn như:

●Sốt

●Nổi hạch

●Đau họng

●Đau trong miệng, dương vật, hậu môn hay âm đạo

●Đau mỏi cơ khớp

●Tiêu chảy

●Đau đầu

●Nôn, buồn nôn

●Sụt cân

Nếu phát hiện ra bất kì triệu chứng nào, báo bác sĩ hoặc điều dưỡng của bạn.

Tôi còn có thể làm điều gì khác nữa? 

— Cho đến khi bạn biết chắc rằng mình có bị HIV hay không, hãy sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc tránh quan hệ tình dục. Không được hiến máu, tinh trùng hay bất cứ mô nào. Nếu không  bạn có thể sẽ lây nhiễm cho những người khác.

Lê Thân Phương

Cử nhân tiên tiến-Đại học Y Hà Nội

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: hiv nhiễm hiv tình dục không an toàn lây nhiễm hiv qua đường tình dục tình dục điều dưỡng không được chắc chắn thường xuyên phương pháp pháp điều quan trọng dùng chung việc dùng dùng thuốc loại thuốc mang thai giảm thiểu nguy hoặc điều dưỡng phương pháp điều việc dùng thuốc

Những tác hại ít biết của rau mồng tơi

Rau mồng tơi, ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất...

Nguyên nhân, cách điều trị nôn và buồn nôn ở người lớn

Mệt mỏi, sốt cao, cứng cổ hoặc nôn ra máu/ dịch màu nâu đen kèm...

Bí quyết trị ngủ ngáy, nghiến răng ban đêm

Nhiều người có những tật xấu khi ngủ như ngáy ngủ, nghiến răng gây ảnh...

Chứng phát ban là gì?

Chứng phát ban là gì? Phát ban là tình trạng rất phổ biến. Có tới...

Sai lầm 'chết người' khi ăn rau xanh cần loại bỏ ngay

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, tốt cho...

Vui lòng đợi...