Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực gây ra bởi những rối loạn trong não
Những triệu chứng của chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực là gì? Người bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường trải qua cả trầm cảm và những giai đoạn hưng cảm.
Theo DSM-IV-TR, cơn hưng cảm bao gồm ít nhất ba trong số các triệu chứng sau:
-
Dễ bị kích động, tức giận
-
Tăng hoạt động hoặc bị kích động tâm vận động
-
Tự cảm thấy mình vĩ đại
-
Giảm nhu cầu ngủ
-
Giảm khả năng tư duy, suy nghĩ
-
Tham gia quá mức vào các hoạt động nhưng không hoàn thành bất kì việc gì
Trong giai đoạn trầm cảm, bệnh nhân thường xuyên trong tâm trạng buồn bã, ủ rũ, chán nản:
-
Tăng hoặc giảm cân không kiểm soát
-
Mất ngủ hoặc khó ngủ
-
Mệt mỏi
-
Hờ hững, chán nản mọi thứ
-
Tự ti, tự đánh giá thấp bản thân
-
Luôn có ý nghĩ tự tử hoặc tự làm đau bản thân
Chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường gây rất nhiều khó khăn, trở ngại cho người bệnh trong giao tiếp và cuộc sống hàng ngày. Người bệnh thường gặp rắc rối trong học tập, làm việc và thường tự cô lập với mọi người
Những xét nghiệm để chẩn đoán chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực là gì? Hiện nay chưa có xét nghiệm để chẩn đoán chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Tuy nhiên, dựa vào việc hỏi bệnh, tiền sử gia đình, cảm xúc của bệnh nhân, các bác sĩ hoặc điều dưỡng có thể đưa ra kết luận người đó có mắc chứng rối loạn cảm xúc hay không. Ngoài ra, để loại trừ các nguyên nhân khác, bệnh nhân cũng có thể được yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu…
Điều trị chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực như thế nào? Chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực có thể được điều trị bằng thuốc, tư vấn tâm lí hoặc kết hợp cả hai. Đối với việc sử dụng thuốc, phải mất một thời gian thuốc mới có tác dụng và có thể phải kết hợp hai hoặc nhiều thuốc để mang lại hiệu quả. Tất cả thuốc điều trị chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực đều tác dụng lên não bộ, thuốc có vai trò:
-
Giữ cân bằng cảm xúc, tránh gây ra những thay đổi đột ngột
-
Giúp người bệnh bình tĩnh, giảm căng thẳng, lo âu
-
Làm giảm các cơn trầm cảm, u uất
Tuy nhiên, các thuốc trong điều trị chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường gây tác dụng không mong muốn.
Trong khi điều trị chứng bệnh này, người bệnh sẽ phải nhập viện một thời gian. Bởi khi giai đoạn rối loạn cảm xúc xảy ra, người bệnh có thể có những hành vi gây hại cho bản thân và người xung quanh. Người bệnh sẽ nghe được những âm thanh mà người khác không nghe thấy, tin vào những điều không có thật và có những ảo giác khiến họ có thể lam đau chính mình và mọi người.
Một số bệnh nhân mắc chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực mà trầm cảm nặng có thể phải sử dụng biện pháp trị liệu sốc điện (ECT). Trong liệu pháp ECT, các bác sĩ sẽ sử dụng dòng điện an toàn qua não bộ bệnh nhân để điều trị chứng trầm cảm của người bệnh
Tôi có thể làm gì để ngăn chặn những thay đổi cảm xúc đột ngột? Sau khi các triệu chứng của rối loạn cảm xúc qua đi, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa những thay đổi cảm xúc đột ngột bằng cách:
-
Uống thuốc thường xuyên, đều đặn
-
Trao đổi với các chuyên gia tâm lí hoặc bạn bè, người thân khi bạn gặp vấn đề về cảm xúc
Nếu tôi đang mang thai và mắc chứng rối loạn cảm xúc, tôi nên làm gì? Nếu bạn đang mang thai hãy đến gặp các bác sĩ ngay lập tức. Một số loại thuốc điều trị chứng rối loạn cảm xúc có thể dùng cho người đang mang thai nhưng những thuốc khác thì không. Bạn có thể phải giảm liều hoặc đổi thuốc điều trị nếu cần thiết.
Nếu tôi mắc chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực thì cuộc sống của tôi sau này sẽ ra sao? Rất nhiều bệnh nhân mắc chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực có thể sống như những người bình thường, tuy nhiên họ thường gặp phải:
-
Xuất hiện những cơn hưng phấn và cơn trầm cảm trong tương lai
-
Sử dụng thuốc gây nghiện hoặc đồ uống có cồn. Nếu tình trạng này xảy ra, hãy trao đổi ngay với các bác sĩ
-
Bất kì khi nào người bệnh có suy nghĩ, biểu hiện tự làm hại bản thân hoặc người xung quanh, hãy liên lạc ngay với bác sĩ, bệnh viện, đường dây cấp cứu hoặc bất kì cơ sở y tế gần nhất.
(Biên dịch: Đào Thị Nhung - Cử nhân điều dưỡng tiên tiến K1 - ĐH Y Hà Nội)