Sàng lọc các bệnh lây qua đường tình dục


Một số STI thường gặp nhất:

●Chlamydia

●Lậu (gonorrhea)

●Mycoplasma sinh dục

●Herpes sinh dục, còn được gọi là "herpes simplex virus" hoặc "HSV"

●Sùi mào gà, còn được gọi là "human papillomavirus" hoặc "HPV" – Một số chủng HPV còn gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

● Viêm gan A, B, and C

● Giang mai (syphilis)

● Trichomonas

● Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (Human immunodeficiency virus hay "HIV" – Đây là virus gây bệnh AIDS.

Một số bệnh có thể lây truyền qua mọi hình thức quan hệ tình dục: không chỉ theo kiểu quan hệ tình dục dương vật – âm đạo hoặc dương vật – hậu môn, mà cả quan hệ tình dục theo đường miệng hoặc bất kì loại quan hệ nào khác. HIV và Viêm gan có thể lây qua cả các đường khác, ví dụ như có sự tiếp xúc các dịch cơ thể khác.

Thế nào là sàng lọc các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục ? – Sàng lọc các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục làhệ thống các test mà bác sĩ sử dụng để xác định xem một người có mắc STI hay không. STI thường không gây triệu chứng nên nhiều người có thể mắc STI mà không biết. Điều này khiến công tác sàng lọc trở nên quan trọng.

Theo khuyến cáo của bác sĩ, những người có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục nên đi khám sàng lọc dù họ cảm thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng nào. Ví dụ như bạn có thể mắc Chlamydia nếu bạn quan hệ với một bạn tình mới mà không có phương tiện bảo vệ. Sàng lọc Chlamydia sẽ cho bác sĩ của bạn biết rằng bạn đã mắc bệnh này. Việc điều trị sau đó sẽ giúp cho bệnh không trở nên trầm trọng hơn và hạn chế được việc bạn trở thành nguồn lây bệnh cho những người khác.

Có nhiều loại test sàng lọc cho các loại nhiễm khuẩn khác nhau. Một số loại STI có thể phát hiện qua xét nghiệm máu hoặc nước tiểu. Nếu bạn quyết định làm sàng lọc STI, bác sĩ hoặc điều dưỡng có thể thảo luận với bạn nhằm lựa chọn các loại test cụ thể cần làm với bạn.

Ai cần làm sàng lọc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ? – Các loại test sàng lọc khác nhau phù hợp cho các đối tượng khác nhau, tùy thuộc vào giới tính và thói quen tình dục của họ.

● Tất cả phụ nữ và đàn ông (bao gồm cả vị thành niên) cần làm test sàng lọc HIV.

● Phụ nữ có quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su hoặc quan hệ với nhiều hơn 1 bạn tình cần được sàng lọc Lậu (gonorrhea) và Chlamydia mỗi năm một lần.

● Phụ nữ tuổi từ 21 đến 29 cần làm Pap test mỗi 3 năm để sàng lọc Ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung là bệnh gây ra do 1 số chủng HPV. Phụ nữ ở độ tuổi từ 30 - 65 cần làm Pap test mỗi 3 năm hoặc có thể kết hợp làm Pap test và HPV test mỗi 5 năm. Sàng lọc ở lứa tuổi sau 65 còn phụ thuộc vào các kết quả trước đó.

● Tất cả đàn ông và phụ nữ quan hệ tình dục mà không có bạn tình ổn định hoặc bạn tình ổn định nhưng người này lại có quan hệ tình dục với nhiều hơn 1 người thì cần làm sàng lọc virus Viêm gan B.

● Tất cả đàn ông và phụ nữ sinh giữa năm 1945 và 1965 cần làm test sàng lọc Viêm gan C. Ngoài ra những người quan hệ tình dục với người mắc Viêm gan C cũng cần làm sàng lọc.

● Phụ nữ có thai cần làm sàng lọc Giang mai (syphilis), Chlamydia, HIV và Viêm gan B.Một số phụ nữ có thai có thể cần sàng lọc các bệnh nhiễm khuẩn khác tùy thuộc vào thói quen tình dục của họ.

● Phụ nữ hoặc đàn ông nhiễm HIV cần sàng lọc Viêm gan A, B và C ít nhất 1 lần. Họ nên được sàng lọc ít nhất 1 năm/lần cho các bệnh Giang mai, chlamydia, và Lậu. Phụ nữ mắc HIV cần test Trichomonas ít nhất 1 năm/lần. Đàn ông nhiễm HIV và những người quan hệ tình dục với đàn ông nhiễm HIV cần sàng lọc Viêm gan C ít nhất 1 năm/lần.

●Đàn ông quan hệ tình dục đồng giới cũng nên sàng lọc ít nhất 1 lần các loại Viêm gan A, B và C và mỗi năm một lần các bệnh AIDS, Giang mai, Chlamydia và Lậu.

Danh sách trên là những chỉ dẫn khái quát, một số người cần những test sàng lọc khác tùy thuộc vào thói quen tình dục của họ và các yếu tố khác. Nếu bạn không chắc chắn về việc có nên đi làm test sàng lọc không, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tôi có thể làm sàng lọc tại đâu ? – Nếu bạn có bác sĩ riêng mà bạn quen thuộc, ông/bà ấy có thể tiến hành cho bạn. Tuy nhiên nếu bạn không có bác sĩ riêng hoặc bạn không muốn ông/bà ấy biết, hãy tới các phòng khám hoặc bệnh viện. Một số nơi có thể khám cho bạn mà bạn không cần phải khai báo thông tin cá nhân mà bạn không mong muốn.

Hãy cẩn thận với các hiệu thuốc hoặc các trang mua bán trực tuyến nếu họ giới thiệu cho bạn các bộ xét nghiệm STI tại nhà. Một số loại test bạn cần gửi mẫu đến cho họ và nhận kết quảbằng điện thoại hoặc online. Một số loại khác thì bạn làm test tại nhà và nhận kết quả trong vòng 1 giờ. Nhưng không phải lúc nào độ tin cậy của các loại test này cũng cao. Nếu bạn tự làm và nhận kết quả dương tính (có mắc bệnh), hãy đến gặp bác sĩ ngay. Còn nếu bạn nhận kết quả âm tính (không mắc bệnh) nhưng bạn vẫn nghĩ rằng bạn có thể đã mắc bệnh, hãy đến gặp bác sĩ.

Tôi cần chú ý tới triệu chứng nào ?–Nói chung, cần chú ý tới các biểu hiện ngứa, rát, đau hay chảy mủ ở bộ phận sinh dục. Nhưng bạn cần nhớ rằng rất nhiều STI không gây ra triệu chứng nào. Cách tốt nhất để chắc chắn là cần đi khám sàng lọc.

Nếu tôi mắc bệnh thì sao ? – Nếu bạn mắc STI, bạn cần được điều trị. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào loại STI mà bạn mắc phải. Điều trị có thể sẽ bao gồm kháng sinh hoặc thuốc chống virus. Việc chữa bệnh sẽ giúp bạn khỏi hoặc hạn chế tiển triển bệnh. Nó cũng làm giảm nguy cơ lây nhiễm sang những người khác.

Nếu bạn mắc STI, bạn cần kể lại những người có thể đã bị lây từ bạn. Bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ giúp bạn tìm ra những người đó dựa vào thời điểm gần đây nhất mà các bạn quan hệ.

STI có thể phòng ngừa được không ? – Không có cách nào có thể phòng ngừa chắc chắn tất cả các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục, tuy nhiên có 1 số điều bạn có thể làm để giảm nguy cơ mắc phải:

● Điều quan trọng nhất bạn cần làm là sử dụng bao cao su mỗi lần bạn quan hệ. Cả bao cao su nam và nữ đều có thể bảo vệ bạn khỏi STI. Nhưng cần nhớ rằng bao cao su nam loại “tự chế” như sử dụng ruột động vật – đều KHÔNG bảo vệ bạn khỏi STI.

● Tham vấn bác sĩ của bạn rằng bạn có cần sử dụng loại vắc-xin nào không. Nếu bạn 26 tuổi hoặc ít hơn thì bạn cần tiêm vắc-xin chống HPV, loại virus gây sùi mào gà. Nếu bạn chưa mắc Viêm gan A hoặc B và chưa từng sử dụng vắc-xin cho 2 loại virus này này, bạn cũng nên tiêm 2 loại trên.

● Nếu bạn tình của bạn mắc Herpes, anh/cô ấy có thể làm giảm nguy cơ lây cho bạn bằng cách sử dụng 1 loại thuốc tên là valacyclovir (biệt dược: Valtrex)

● Nếu bạn có nguy cơ mắc HIV cao, có 1 loại thuốc mà bạn cần uống mỗi ngày để giảm nguy cơ mắc phải HIV. Đây là 1 giải pháp cho 1 thiểu số những người có khă năng mắc HIV cao. Nếu hứng thú với chủ đề này, hãy trao đổi với bác sĩ của bạn.

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: tình dục. lậu viêm gan giang mai STI những người loại test test sàng khác nhau thói quen quen tình chắc chắn giảm nguy bệnh nhiễm khuẩn thói quen tình

Những tác hại ít biết của rau mồng tơi

Rau mồng tơi, ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất...

Nguyên nhân, cách điều trị nôn và buồn nôn ở người lớn

Mệt mỏi, sốt cao, cứng cổ hoặc nôn ra máu/ dịch màu nâu đen kèm...

Bí quyết trị ngủ ngáy, nghiến răng ban đêm

Nhiều người có những tật xấu khi ngủ như ngáy ngủ, nghiến răng gây ảnh...

Chứng phát ban là gì?

Chứng phát ban là gì? Phát ban là tình trạng rất phổ biến. Có tới...

Sai lầm 'chết người' khi ăn rau xanh cần loại bỏ ngay

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, tốt cho...

Vui lòng đợi...