Sốc phản vệ không thể coi thường


Phản vệ là thuật ngữ y khoa miêu tả một phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Nó có thể xảy ra nhanh chóng và dẫn đến tử vong. Phản vệ có thể xảy ra sau khi:

  • Sử dụng thực phẩm gây dị ứng
  • Sử dụng thuốc gây dị ứng
  • Bị côn trùng đốt gây dị ứng
  • Tiếp xúc với các dụng cụ làm từ nhựa nếu họ bị dị ứng với nhựa

Ngoài ra còn các yếu tố gây dị ứng khác dẫn tới phản vệ, và bạn có thể biết nếu bạn biết bạn dị ứng với cái gì. Tuy nhiên, bạn có thể bị phản vệ dù bạn không biết bạn bị dị ứng.

Vậy các triệu chứng của phản vệ là gì? Phản vệ ở một cơ quan hoặc nhiều cơ quan trên cơ thể.

Triệu chứng phổ biến là:

  • Phát ban: ban nổi, đốm đỏ, ngứa

sốc phản vệ

  • Phù mạch: tình trạng sưng húp ở mặt, mí mắt, tai, miệng, chân tay.

Các triệu chứng khác như:

  • Da đỏ, ngứa (không phát ban)
  • Sưng mắt, ngứa mắt
  • Chảy nước mũi, sưng lưỡi
  • Khó thở, thở rít, giọng khàn
  • Tiêu chảy
  • Chóng mặt

Khi bị phản vệ, bạn có thể bị ốm một cách nhanh chóng, và triệu chứng có thể thay đổi. Đầu tiên có thể phát ban, sau đó nôn hoặc khó thở. Mỗi lần bị phản vệ, có thể có các triệu chứng khác nhau. Và ở mỗi người, các triệu chứng là khác nhau. Đặc biệt quan trọng, các triệu chứng của phản vệ có thể diễn biến xấu hơn nếu bạn có hen hoặc vấn đề sức khỏe về tim phổi.

Bạn nên gặp bác sỹ hoặc điều dưỡng để trao đổi nếu bạn nghĩ bạn bị phản vệ, hãy gọi cấp cứu. Đừng cố tự đến bệnh viện, như vậy có thể dẫn đến tử vong.

Vậy điều trị phản vệ như thế nào? Ở bệnh viện, nhân viên y tế sử dụng phương pháp điều trị cắt hoặc giảm các triệu chứng của phản vệ. Đồng thời theo dõi để đảm bảo tình trạng bệnh không diễn biến xấu.

Máy chích tự động là một dụng cụ dùng cho những người bị phản vệ, một trong những loại phổ biến là EpiPen. Dụng cụ này bao gồm 1 -2 liều epinephrine để cắt cơn phản vệ. Nếu bạn dùng máy chích tự động, thì hãy luôn giữ bên mình. Sử dụng ngay lập tức bất cứ khi nào bạn nghĩ mình đang bị phản vệ.

Có rất nhiều cách để ngăn ngừa phản vệ, cách tốt nhất là trao đổi trực tiếp vớ bác sỹ, họ sẽ đưa ra một kế hoạch phòng tránh phản vệ phù hợp vớ bạn. Có thể là:

  • Tìm hiểu về triệu chứng của phản vệ để bạn biết khi nào mình cần giúp đỡ
  • Luôn mang máy chích tự động bên người
  • Tránh các loại thực phẩm, thuốc hoặc côn trùng bị dị ứng
  • Đeo vòng y học để người khác biết bạn bị dị ứng

Có rất nhiều người bị phản vệ có cuộc sống bình thường, tuy nhiên cũng cần phải có một vài thay đổi trong cuộc sống, như tránh những thứ có thể gây phản vệ, luôn mang thuốc bên người trong trường hợp phản ứng dị ứng xảy ra.

Penicillin là một trong những loại thuốc phổ biến để điều trị nhiễm trùng, tuy nhiên có rất nhiều người bị dị ứng với loại thuốc này, và có thể dẫn đến phản vệ. Do đó họ không được dùng bất cứ loại thuốc nào ở nhóm Penicillin để tránh bị phản vệ. Một số người vẫn còn nghĩ họ bị dị ứng với penicillin nhưng vẫn dùng được mà ko có vấn đề gì xảy ra. Tuy nhiên nên trao đổi với bác sỹ trước khi sử dụng để họ thực hiện một số xét nghiệm thêm về vấn đề dị ứng thuốc Penicillin của bạn với mục đích đảm bảo an toàn nhất cho bản thân bạn.

Cấn Thị Hoa, khóa 1 Cử nhân điều dưỡng tiên tiến

Đại học Y Hà Nội

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: phản vệ sốc sốc phản vệ

Những tác hại ít biết của rau mồng tơi

Rau mồng tơi, ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất...

Nguyên nhân, cách điều trị nôn và buồn nôn ở người lớn

Mệt mỏi, sốt cao, cứng cổ hoặc nôn ra máu/ dịch màu nâu đen kèm...

Bí quyết trị ngủ ngáy, nghiến răng ban đêm

Nhiều người có những tật xấu khi ngủ như ngáy ngủ, nghiến răng gây ảnh...

Chứng phát ban là gì?

Chứng phát ban là gì? Phát ban là tình trạng rất phổ biến. Có tới...

Sai lầm 'chết người' khi ăn rau xanh cần loại bỏ ngay

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, tốt cho...

Vui lòng đợi...