Tế bào gốc là gì và tại sao chúng có giá trị?


 

Tế bào gốc là những tế bào “thủy tổ” của mọi tế bào trong cơ thể. Tất cả các mô như da, xương, cơ đều được sản sinh từ những tế bào này. Chúng có hai đặc điểm riêng biệt:

 

  • Tế bào gốc có thể tự phân chia và tái tạo trong thời gian dài.

 

  • Tế bào gốc cũng có tiềm năng vượt trội để trưởng thành và phát triển thành nhiều loại tế bào và mô khác nhau, chẳng hạn như hồng cầu hoặc bạch cầu, tiểu cầu, tế bào thần kinh, tế bào não hoặc thậm chí các tế bào của tim.

 

Hầu hết các tế bào được sinh ra với một mục đích định sẵn. Chúng kết hợp với nhau một cách tự nhiên để tạo thành tim, thận, gan, não, v.v. Ngược lại, tế bào gốc là các tế bào "tự do", có thể kết hợp với các tế bào khác nhằm kích thích sự sinh trưởng các tế bào khỏe mạnh mới trong cơ thể.

Tế bào gốc có ở đâu?

 

Tế bào gốc thường được tìm thấy sâu trong tủy xương. Bên cạnh đó, trong hệ thống máu ngoại biên cũng tồn tại tế bào gốc nhưng không nhiều.

Tế bào gốc ở người lớn được lấy từ tủy xương. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một người có tủy xương phù hợp để hiến tặng là một việc rất khó khăn, thậm chí là không thể.

Thu thập tế bào gốc từ cuống rốn của trẻ sơ sinh là một phương pháp an toàn và đơn giản. Chỉ mất 5 phút thu thập cuống rốn sau khi sinh em bé, không có rủi ro và không gây hại cho mẹ hay em bé. Không những thế, các tế bào gốc từ cuống rốn không chỉ phù hợp hoàn hảo với em bé mà còn có thể dùng để điều trị bệnh cho các anh chị em và thành viên khác trong gia đình.

 

Lợi ích của việc sử dụng tế bào gốc từ cuống rốn

 

So với ghép tủy xương, sử dụng tế bào gốc từ cuống rốn giảm đáng kể nguy cơ biến chứng gây tử vong do bệnh ghép chống chủ (GVHD), phát sinh từ việc các tế bào hiến tặng tấn công các mô của người nhận. Nguyên nhân là do máu cuống rốn có hệ thống miễn dịch chưa kích hoạt và một số tế bào vẫn chưa được đào tạo để tấn công người nhận.

Việc sử dụng máu cuống rốn và tế bào gốc từ cuống rốn để cấy ghép cũng giúp bệnh nhân có thể được điều trị kịp thời và nhanh hơn so với phương pháp thu thập tế bào gốc từ tủy xương. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu, thiếu máu hoặc thiếu máu miễn dịch.

 

Ai có thể dùng phương pháp điều trị sử dụng máu cuống rốn và tế bào gốc từ cuống rốn?

 

Tế bào gốc từ cuống rốn có thể được dùng trên nhiều đối tượng. Ngày nay, các ngân hàng tế bào gốc có thể lưu trữ để cấy lại cho người hiến, người thân của họ, và thậm chí những người không cùng huyết thống.

Để ghép tủy xương thành công, yêu cầu bắt buộc là người hiến và người nhận phải có đặc tính di truyền tương tự. Ngược lại, tế bào gốc cuống rốn có thể thích nghi dễ dàng với vật chủ mới (người được hiến), dù đặc điểm di truyền không tương đồng.

 

Tài nguyên quý giá cho cả gia đình

 

Một trong những đặc tính có lợi nhất của tế bào gốc từ máu cuống rốn là chúng có thể tránh được hệ miễn dịch. Điều này có nghĩa là chúng có thể được sử dụng không chỉ cho anh chị em ruột và cha mẹ, mà cả những người thân khác. Vì vậy, lưu trữ các tế bào gốc từ máu cuống rốn sẽ là một hình thức bảo hiểm sức khỏe cho cả gia đình.

Hy vọng cho tương lai

 

Tế bào gốc thu thập từ tủy xương và máu cuống rốn có thể dùng để điều trị nhiều loại bệnh như thiếu máu, rối loạn miễn dịch, bệnh bạch cầu, u lymphô, các khối u ác tính hoặc rối loạn di truyền. Hơn nữa, tế bào gốc từ máu cuống rốn cũng có thể mang đến cơ hội điều trị bằng liệu pháp gen đối với một số bệnh di truyền, đặc biệt là bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch, bệnh tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ, bệnh Parkinson, Alzheimer's và chấn thương tủy sống …

Bằng cách lưu giữ máu cuống rốn của bé và tế bào gốc lấy từ máu cuống rốn, bạn và gia đình có nhiều cơ hội “đánh bại” bệnh tật (nếu có) nhờ kỹ thuật y học ngày càng hiện đại.

 

Vui lòng gọi điện đến tổng đài EasyCare (028) 7300 7115 (không tính phí) ngay hôm nay để được tư vấn, đặt lịch tầm soát và khám chuyên khoa phù hợp.

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: tế bào gốc ung thư rối loạn miễn dịch miễn dịch trẻ sơ sinh máu cuống rốn tuỷ xương bệnh tiểu đường tiểu đường


Paul Selvindoss

Lầu 3, 4, 5, Tòa nhà Belco 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
Chuyên: Tiêu Hóa, Ung Thư, Ngoại Khoa

Lê Đức Hinh

1E Trường Chinh, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội
Chuyên: Nội thần Kinh, Nội Khoa

Victor Kheng

Lầu 3, 4, 5, Tòa nhà Belco 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
Chuyên: Tiêu Hóa, Ung Thư, Ngoại Khoa

Dean Koh

Lầu 3, 4, 5, Tòa nhà Belco 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
Chuyên: Tiêu Hóa, Ung Thư, Ngoại Khoa

Charles Tsang Bih Shiou

Lầu 3, 4, 5, Tòa nhà Belco 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
Chuyên: Tiêu Hóa, Ung Thư, Ngoại Khoa

Dịch trong ổ bụng (Cổ trướng)

Dịch ổ bụng là tình trạng khi dịch ứ đọng ở các khoang giữa các...

Nguyên nhân gây gù lưng và cách chữa trị

Ở những người bị gù, sống lưng cong hơn bình thường, làm lưng có hình...

Những tác dụng của thuốc steroid trong chữa bệnh

Thuốc steroid (corticoid) là một nhóm thuốc có thể chữa nhiều bệnh khác nhau. Loại thuốc...

Nguyên nhân và cách phòng bệnh vàng da ở người lớn

Vàng da là tình trạng đặc trưng bởi da và củng mạc mắt có màu...

Tác dụng phụ của vắc xin cúm và biện pháp ngăn ngừa cúm

Vắc xin cúm là phương pháp điều trị giúp bạn không bị ốm do cúm....

Vui lòng đợi...