Thực phẩm phổ biến gây dị ứng và các triệu chứng
Dị ứng thức ăn là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại các chất trong thực phẩm như một chất gây hại cho cơ thể. Nếu một người ăn, chạm, hít phải các thực phảm như vậy, thì họ có thể có phản ứng dị ứng. Hầu hết các phản ứng dị ứng xảy ra trong vòng 5 phút đến 1 giờ sau ăn, chạm vào thức ăn đó.
Dưới đây là các thực phẩm phổ biến có thể gây dị ứng:
- Sữa và thực phẩm có thành phần sữa như kem sữa hoăc bơ.
- Trứng
- Bột mỳ
- Đậu nành
- Lạc
- Các loại hạt như anh đào, hạnh nhân
- Cá
- Tôm, sò, hến, hàu
Chúng ta có thể bị dị ứng với một hoặc nhiều loại thực phẩm. Có nhiều trường hợp thực sự khó trong việc xác định bạn có bị dị ứng với thực phẩm nào hay không. Vì chúng ta có thể cảm thấy không khỏe sau khi ăn gì đó nhưng do nguyên nhân khác. Chẳng hạn, sau khi ăn đồ cay, bạn có thể bị ợ nóng. Nhưng nó khác với dị ứng thức ăn.
Vậy các triệu chứng của dị ứng thức ăn là gì? Các triệu chứng dị ứng diễn biến từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng nhẹ có thể là:
- Chứng phát ban: trên da xuất hiện các nốt mần đỏ gây ngứa (hình 1)
- Da sưng và đỏ
- Mắt sưng, ngứa và nhiều nước mắt
Các triệu chứng nặng còn gọi là “quá mẫn”, bao gồm:
- Sưng họng hoặc ho nhiều
- Thở khò khè hoặc khó thở
- Tiêu chảy
- Chóng mặt
- Tử vong
Các triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người, tương tự, mỗi người có thể có các triệu chứng khác nhau ở mỗi lần bị dị ứng.
Vậy có các xét nghiệm dị ứng chưa? Câu trả lời là Có. Bác sỹ sẽ sử dụng 2 loại xét nghiệm để xác định bạn có bị dị ứng thức ăn không. Qua trao đổi, bác sỹ và cá nhân bạn sẽ quyết định loại xét nghiệm nào phù hợp với bạn nhất.
- Xét nghiệm da: bác sỹ nhỏ một giọt thức ăn mà có thể gây dị ứng cho bạn khiến da bạn có những nốt mần nhỏ. Sau đó, bác sỹ quan sát và theo dõi xem có bất cứ nốt mần, ngứa, đỏ (như nốt muỗi đốt) trên da bạn không.
- Xét nghiệm máu: để tìm kiếm các kháng thể (bản chất là Protein) được gọi là IgE, chất tồn tại trong cơ thể khi phản ứng dị ứng xảy ra.
Bác sỹ hoặc điều dưỡng sẽ khám và trao đổi với bạn. Có khi rất khó để xác định thực phẩm gây dị ứng cho bạn, chính vì vậy việc ghi lại những thực phẩm đã sử dụng và các triệu chứng kèm theo rất là hữu ích.
Và hãy nhớ hãy gọi cấp cứu nếu bạn có triệu chứng dị ứng nặng. Đừng cố tự đến bệnh viện.
Vậy dị ứng thực phẩm điều trị như thế nào? Cách điều trị tốt nhất cho các phản ứng dị ứng nặng là dùng thuốc Adrenalin. Tại bệnh viện, các bác sỹ sẽ dùng Adrenalin và các thuốc khác để điều trị các triệu chứng. Đồng thời họ cũng theo dõi để đảm bảo các triệu chứng của bạn không diễn biến xấu đi.
Nếu bạn đã có các phản ứng dị ứng thực phẩm nặng trước đó, bác sỹ kê đơn một dụng cụ gọi là “máy chích tự động”, nó gồm 1-2 liều adrenalin mà bạn có thể tự tiêm. Máy chích tự động EpiPen là một trong những loại phổ biến. Bạn nên giữ máy chích tự động của bạn bên người và sử dụng ngay lập tức khi bạn nghĩ bạn bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Nếu bạn có các triệu chứng dị ứng thức ăn nhẹ, bác sỹ kê thuốc có tác dụng chặn chứng phát ban và ngứa.
Các phản ứng dị ứng có phòng tránh được không? Câu trả lời là Có. Bạn có thể ngăn ngừa một phản ứng dị ứng bằng cách không dùng các thực phẩm gây dị ứng cho bạn. Thậm chí một miếng thức ăn nhỏ cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng nặng. Bạn và bác sỹ có thể lên kế hoạch chống dị ứng thức ăn như sau:
- Biết cách tránh thực phẩm bạn dị ứng bằng cách đọc nhãn thực phẩm.
- Nếu ăn ngoài, hãy nói với nhà hàng về loại thức ăn bạn dị ứng.
- Biết thời điểm cần gọi giúp đỡ nếu nghi ngờ có phản ứng dị ứng.
- Luôn luôn giữ máy chích tự động bên người
- Đeo vòng tay y tế để những người khác biết là bạn bị dị ứng.
Hầu hết những người bị dị ứng thức ăn đều sống một cuộc sống bình thường. Tuy nhiên sẽ có một vài thay đổi nhỏ, chẳng hạn bạn cần phải tuân thủ các kế hoạch chống dị ứng thức ăn. Có những người bị dị ứng thức ăn cả đời, có những người khi lớn lên sẽ không còn bị dị ứng.
Cấn Thị Hoa – cử nhân điều dưỡng tiên tiến khóa 1
Đại học y Hà Nội