Tìm hiểu về chứng bệnh mất ngủ


Mất ngủ được định nghĩa là khó ngủ, khó duy trì giấc ngủ, hoặc tỉnh sớm vào buổi sáng và không thể ngủ lại. Dù có thời gian và điều kiện để ngủ, nhưng người bị chứng mất ngủ thường ngủ ít hoặc ngủ kém. Ngủ kém ảnh hưởng xấu tới các hoạt động ban ngày.

          chứng bệnh mất ngủ

Mất ngủ không được xác định bởi số giờ ngủ vì "ngủ đủ giấc" có thể khác nhau giữa người này và người khác. Nhu cầu ngủ cũng có thể giảm theo tuổi tác.

HỘI CHỨNG MẤT NGỦ 

Triệu chứng bao gồm:

  • Khó đi vào giấc ngủ và khó duy trì giấc ngủ
  • Ngủ không đều, ví dụ có vài đêm ngủ kém xem lẫn những đêm ngủ tốt hơn
  • Mệt mỏi hay buồn ngủ vào ban ngày
  • Hay quên
  • Khả năng tập trung kém
  • Bất an
  • Dễ cáu
  • Chán nản, phiền muộn
  • Giảm động lực, năng lượng
  • Hay mắc lỗi
  • Luôn lo lắng về giấc ngủ

               ngủ gật ở nữ

Đối với nhiều người, các triệu chứng của mất ngủ ảnh hưởng đến các mối quan hệ cá nhân, hiệu suất công việc và hoạt động hàng ngày của họ. Một cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng, những người gặp chứng mất ngủ mãn tính có nguy cơ tai nạn ô tô lớn hơn so với những người mệt mỏi vì lý do khác.

Chứng mất ngủ làm giảm ý thức về giấc ngủ. Người bị chứng mất ngủ thường cảm giác họ không thể ngủ được dù kiểm tra cho thấy rằng họ vẫn có thể ngủ. Đồng thời cũng cảm thấy mệt mỏi hơn những người khác dù kết quả cho thấy họ không buồn ngủ.

Sự rối loạn này có thể liên quan tới vấn đề về hệ thống kích thích giấc ngủ của cơ thể- hệ thống tự nhiên giúp chúng ta cảm thấy tỉnh táo sau khi ngủ dậy và mệt mỏi trước khi đi ngủ. Việc ngủ kém sẽ khiến bệnh nhân lo ngại về việc thiếu ngủ của bản thân và về những hậu quả nghiêm trọng của việc bị mất ngủ. Càng lo lắng lại càng khó ngủ.

Khó ngủ - lo lắng – khó ngủ tạo thành một vòng tròn bệnh lý . Điều quan trọng là không được rơi vào chu kì này. Bạn cần phải hiểu rằng: thực chất, mình ngủ được nhiều hơn những gì mình cảm giác.

NGUYÊN NHÂN GÂY MẤT NGỦ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới chứng mất ngủ

Mất ngủ ngắn hạn -  mất ngủ kéo dài ít hơn ba tháng và thường bị ảnh hưởng bởi stress. Các yếu tố gây stress bao gồm:

  • Có sự thay đổi trong môi trường ngủ ( nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn)
  • Sa chấn tâm lý: mất người thân, ly hôn, mất việc. .v..v
  • Tình trạng bệnh hiện tại, phẫu thuật, đau
  • Sử dụng hoặc cai cá chất kích thích (như caffeine), một số loại thuốc (theophylline, thuốc chẹn beta, steroid và hen suyễn), chất hướng thần (cocaine and methamphetamine) hoặc rượu.

Chứng mất ngủ ngắn hạn sẽ được giải quyết khi giải quyết được stress.

- Các tình huống làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ bình thường cũng có thể gây ra chứng mất ngủ. ví dụ:

  • Lệch đồng hồ sinh học ( Jet lag) di chuyển qua các múi giờ có thể gây mất ngủ. Lệch đồng hồ sinh học có thể xảy ra khi di chuyển về bất kì hướng nào, nhưng phổ biến nhất là theo hướng từ tây sang đông. Hầu hết mọi người đều cần vài ngày để điều chỉnh giấc ngủ của mình phù hợp với múi giờ mới

   đồng hồ thế giới

  • Làm việc theo ca: Mọi người khi làm ca đêm thường gặp chứng mất ngủ. Họ có thể thấy buồn ngủ khi làm việc hay khi lái xe về nhà vào buổi sáng, nhưng lại thấy khó duy trì giấc ngủ qua trưa. Vấn đề giấc ngủ sẽ được giải quyết bằng cách chuyển không làm ca đêm nữa hoặc bằng cách đi ngủ vào cùng một thời điểm trong ngày

Mất ngủ dài hạn:  Mất ngủ dài hạn hay mất ngủ mãn tính kéo dài ít nhất trên 3 tháng với tần số ít nhất 3 đêm một tuần. Chứng mất ngủ thường diễn ra với nhiều rối loạn khác, bao gồm:

  • Các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu (bao gồm cả các đợt hoảng loạn), và rối loạn căng thẳng sau chấn thương.
  • Tình trạng bệnh tật, đặc biệt là các bệnh có gây đau, khó thở, căng thẳng
  • Rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer.
  •  Các rối loạn giấc ngủ khác, như chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân bồn chồn, động chân tay định kì, và các rối loạn nhịp sinh học.
  • Sử dụng các lọai thuốc hay ma túy bất hợp pháp
  • Thói quen không ngủ thường xuyên

Một vài trường hợp mất ngủ từ nhỏ hay do di truyền không kèm theo các rối loạn trên.

Ngủ ít và mất ngủ Chứng mất ngủ thường bị nhầm lẫn với ngủ ít

  • Nhiều bệnh nhân bị mất ngủ chỉ ngủ được rất ít. Tuy nhiên, một số người bình thường cũng đã ngủ rất ít và vẫn hoạt động bình thường, không gặp khó khăn gì. Những người có nhu cầu ngủ thấp hơn nhưng không thấy buồn ngủ ban ngày hay có bất kì triệu chứng nào khác của hội chứng mất ngủ được gọi là “người ngủ ít ” và họ không có vấn đề về giấc ngủ. Khi già đi, chúng ta cũng sẽ ngủ ít hơn. Ngủ ít hơn không có nghĩa là có vấn đề về giấc ngủ trừ khi thấy xuất hiện các triệu chứng như buồn ngủ, khó chịu vào ban ngày.
  • Những người bị thiếu ngủ (giấc ngủ bị hạn chế) giống như những bệnh nhân mất ngủ ngắn hạn, cũng gặp khó khăn khi hoạt động vào ban ngày. Tuy nhiên, những người đang bị thiếu ngủ sẽ dễ dàng ngủ lại khi có điều kiện và họ duy trì được giấc ngủ bình thường.  

Bệnh nhân bị mất ngủ mãn tính (ngủ dưới tám tiếng hầu hết các đêm )không thể ngủ bình thường khi họ có điều kiện.

CHUẨN ĐOÁN

Nếu bạn than phiền về chứng mất ngủ. Bác sĩ hay điều dưỡng của bạn sẽ bắt đầu hỏi về thời gian ngủ và những vấn đề mà bạn gặp phải với giấc ngủ trong chu kì 24 giờ. Người ngủ cùng giường hay người chăm sóc của bạn có thể giúp trả lời những câu hỏi này vì có thể bạn không nhận thức được những điều xảy ra trong khi ngủ.

Bạn có thể được yêu cầu lập nhật kí giấc ngủ, ghi lại thời gian ngủ trong vòng một đến 2 tuần. Bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ đặt câu hỏi để xác định nguyên nhân của mất ngủ. Họ cũng sẽ kiểm các vấn đề về sức hỏe hay thần kinh, là nguyên nhân hay ảnh hưởng giấc ngủ của bạn.

Không phải tất cả các trường hợp đều cần thiết nhưng bệnh nhân cũng có thể phải làm thêm các xét nghiệm. Bao gồm:

  • Polysomnography (đa kí giấc ngủ) bệnh nhân phải đến ngủ ở phòng nghiên cứu chuyên khoa. Cơ thể bệnh nhân sẽ được nối với các máy theo dõi nhiệt độ, hô hấp, chuyển động cơ thể, hoạt động của não cũng như chức năng sinh lý khác của cơ thể. Xét nghiệm này được sử dụng cho bệnh nhân bị nghi ngờ rối loạn giâc ngủ hay những bệnh nhân mất ngủ không đáp ứng lại điều trị

       chữa mất ngủ

  • Actigraphy –la một xét nghiệm nhằm ghi nhận các chuyển động của cơ thể trong lúc ngủ. Xét nghiệm này có thể cho biết bệnh nhân thực sự ngủ được bao lâu một đêm.

Dựa trên kết quả thăm khám, Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Tạ Ngọc Đan Trang

Cử nhân Điều Dưỡng tiên tiến

Đại Học Y Hà Nội

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: mất ngủ biểu hiện mất ngủ chữa mất ngủ triệu chứng những người bệnh nhân nguyên nhân giải quyết bình thường điều dưỡng bị mất ngủ giấc ngủ

Những tác hại ít biết của rau mồng tơi

Rau mồng tơi, ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất...

Nguyên nhân, cách điều trị nôn và buồn nôn ở người lớn

Mệt mỏi, sốt cao, cứng cổ hoặc nôn ra máu/ dịch màu nâu đen kèm...

Bí quyết trị ngủ ngáy, nghiến răng ban đêm

Nhiều người có những tật xấu khi ngủ như ngáy ngủ, nghiến răng gây ảnh...

Chứng phát ban là gì?

Chứng phát ban là gì? Phát ban là tình trạng rất phổ biến. Có tới...

Sai lầm 'chết người' khi ăn rau xanh cần loại bỏ ngay

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, tốt cho...

Vui lòng đợi...