Triệu chứng của thoát vị hoành là gì?


 

hai loại thoát vị hoành

Hình 1: Hai loại thoát vị hoành

Có 2 loại thoát vị hoành (Hình 1):

  • Thoát vị trượt: Thoát vị trượt xảy ra khi một phần của thực quản bị xoắn lại, kéo lên vào trong khoang ngực, dẫn đến kéo theo một phần của dạ dày. Hầu hết các thoát vị hoành đều thuộc dạng này
  • Thoát vị cạnh bên: Đây là một loại hiếm thấy của thoát vị nhưng lại vô cùng nguy hiểm và nếu không được điều trị nó có thể gây phá hủy hoàn toàn dạ dày. Ở đây, chỗ nối dạ dày thực quản vẫn ở vị trí bình thường của nó, nhưng một khiếm khuyết trong việc mở cơ hoành khiến phần trên của dạ dày nhô vào trong khoang ngực tạo thành một búi tròn trong lồng ngực. 

Triệu chứng của thoát vị hoành là gì? - Đa số thoát vị hoành không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nó sẽ gây trào ngược acid dạ dày vào thực quản và gây ra một số triệu chứng gồm:

  • Đau thượng vị
  • Ợ hơi, ợ nóng
  • Khó nuốt
  • Đau họng hoặc nói khàn
  • Ho

Các xét nghiệm để chẩn đoán thoát vị hoành là gì? - Đối với những trường hợp bị thoát vị hoành, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây thoát vị. Các bác sĩ có thể sẽ cho bạn chụp X-quang, nội soi…để tìm hiểu lí do (Hình 2).

Nội soi dạ dày

Hình 2: Nội soi dạ dày

Điều trị thoát vị hoành như thế nào? - Tùy vào triệu chứng của bạn, các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị thích hợp. Trong điều trị thoát vị hoành, bạn sẽ phải dùng thuốc giảm tiết dịch acid dạ dày (Bảng 1). Tuy nhiên, trong một số trường hợp phải can thiệp bằng ngoại khoa để sửa lại lỗ mở trên cơ hoành hoặc để đưa dạ dày trở lại vị trí ban đầu.

Bảng 1: Những thuốc giảm tiết acid dạ dày

Loại thuốc

Tên thuốc

Kháng acid

Calcium carbonate

Aluminum hydroxide, magnesium hydroxide, và  simethicone (Tên biệt dược: Maalox)*

Bảo vệ niêm mạc dạ dày

Sucralfate (tên biệt dược: Carafate)

Kháng Histamines

Ranitidine (tên biệt dược: Zantac)

Famotidine (tên biệt dược: Pepcid)

Cimetidine (tên biệt dược: Tagamet)

Ưc chế bơm proton

Omeprazole (tên biệt dược: Prilosec)

Esomeprazole (tên biệt dược: Nexium)

Pantoprazole (tên biệt dược: Protonix)

Lansoprazole (tên biệt dược: Prevacid)

Dexlansoprazole (tên biệt dược: Dexilant)

Rabeprazole (tên biệt dược: AcipHex)

 

 

Đào Thị Nhung

Chương trình tiên tiến

Đại Học Y Hà Nội

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: thoát vị hoành thoái vị đĩa đệm biệt dược

Dịch trong ổ bụng (Cổ trướng)

Dịch ổ bụng là tình trạng khi dịch ứ đọng ở các khoang giữa các...

Triệu chứng và cách chữa chứng hẹp ống thực quản

Chứng hẹp ống thực quản là gì? - Thực quản là một ống rỗng dài chạy...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Nguyên nhân và cách phòng chữa tiêu chảy ở người lớn

Tiêu chảy là gì? Tiêu chảy (ỉa chảy) là tình trạng đi ngoài nhiều lần...

Các nguyên nhân dẫn tới polyp Đại Tràng và cách chữa trị hiệu quả

KHÁI QUÁT VỀ POLYP ĐẠI TRÀNG Việc phát hiện ra các polyp trong đại tràng...

Vui lòng đợi...