Triệu chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu và cách chữa trị


Đường tiết niệu là gì? — Đường tiết niệu là nhóm các tạng trong cơ thể đảm nhiêm chức năng bài tiết nước tiểu (hình 1). Đường tiết niệu bao gồm:

●Thận, 2 tạng có hình hạt đậu có chức năng lọc máu thành nước tiểu

●Bàng quang, 1 tạng có hình bóng có chức năng trữ nước tiểu

●Niệu quản, 2 ống dẫn có chức  nước tiểu từ thận xuống bàng quang

●Niệu đạo, ống dẫn nước tiểu từ quàng quang ra ngoài cơ thể

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là gì? – Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là nhiễm khuẩn mà ảnh hưởng tới bàng quang hoặc thận. Nhiễm khuẩn bàng quang phổ biến hơn nhiễm khuẩn thận. Nhiễm khuẩn bàng quang xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập qua đường niệu đạo vào đến bàng quang. Nhiễm khuẩn thận xảy ra khi vi khuẩn di chuyển lên cao hơn nữa, tới cả thận.  Cả nhiễm khuẩn bàng quang và nhiễm khuẩn thận đều phổ biến hơn ở nữ giới so với nam giới.

nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Các triệu chứng của nhiễm khuẩn bàng quang là gì ? — Những triệu chứng bao gồm:

● Đau hoặc có cảm giác rát khi tiểu tiện

● Đi tiểu thường xuyên

● Tiểu gấp, tiểu gắt

● Tiểu ra máu

 Các triêu chứng của nhiễm khuẩn thận là gì? — Triệu chứng của nhiễm khuẩn thận có thể bao gồm các triệu chứng của nhiễm khuẩn bàng quang, nhưng nhiễm khuẩn thận cũng có thể gây ra:

●Sốt

●Đau lưng

●Buồn nôn hoặc nôn

Làm sao để biết tôi có bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay không? —  Hãy đến găp bác sỹ hay điều dưỡng của bạn. Họ sẽ nói cho bạn biết bạn có bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay không qua các triệu chứng và tiến hành các xét nghiệm nước tiểu. Nếu bác sỹ hay điều dưỡng cho rằng bạn có nhiễm khuẩn thận hoặc chưa chắc chắn về điều này, họ cũng sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm nước tiểu để tìm vi khuẩn.   

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu được điều trị như thế nào ? — Hầu hết các nhiễm khuẩn đường tiết niệu đươc điều trị bằng kháng sinh. Những thuốc này giết chết vi khuẩn, là nguyên nhân gây nên nhiễm khuẩn.

Nếu bạn bị nhiễm khuẩn bàng quang, bạn có khả năng sẽ cần phải uống kháng sinh từ 3 đến 7 ngày. Nếu bạn bị nhiễm khuẩn thận, bạn có thể sẽ cần phải uống kháng sinh trong thời gian dài hơn – có khi lên đến 2 tuần. Nếu bạn bị nhiễm khuẩn thận, bạn có khả năng sẽ phải điều trị trong bệnh viện.    

Các triêu  chứng của bạn có thể bắt đầu thuyên giảm trong 1 ngày sau khi điều trị với kháng sinh. Tuy nhiên, bạn cần tiếp tục sử dụng đúng lượng kháng sinh được kê đơn nếu không nhiễm khuẩn có thể sẽ tái phát.

Nếu cần thiết, bạn có thể dùng thuốc gây tê bàng quang. Loại thuốc này giúp giảm bớt các cơn đau gây ra bởi nhiễm trùng đường tiết niệu. Nó cũng có thể làm giảm việc đi tiểu thường xuyên của bạn.

Tôi cần làm gì khi tình trạng nhiễm khuẩn bàng quang tái diễn nhiều lần ? — Đầu tiên, hãy đến khám với bác sỹ hoặc điều dưỡng để chắc rằng bạn thực sự bị nhiễm khuẩn bàng quang. Các triệu chứng của nhiễm khuẩn bàng quang có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bác sỹ hay điều dưỡng sẽ tìm ra nguyên nhân nào có thể gây ra các triêu chứng của bạn.

Nếu thực sư bạn đang phải đối mặt với tình trạng nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần, những điều sau có thể giúp bạn tránh được việc nhiễm khuẩn nhiều hơn. Bạn có thể

●Tìm một phương pháp tránh thai khác nếu bạn đang sử dụng chất diệt tinh trùng (kem diệt tinh trùng). Viêc sử dụng chất diệt tinh trùng – đặc biệt là dạng màng – dường như thúc đẩy việc nhiễm khuẩn bàng quang ở nhiều phụ nữ.  

●Uống nhiều nước hơn. Tuy không có nghiên cứu nào chứng minh điều này có thể giúp bạn tránh bị nhiễm khuẩn bàng quang nhưng các bác sỹ vấn khuyên bạn nên làm điều này bởi chúng giúp tống vi khuẩn ra ngoài và chúng cũng không gây hai gì cho bạn.

● Đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục. Một vài bác sỹ nghĩ rằng điều này có thể có tác dụng bởi chúng tống bớt vi khuẩn ra ngoài khi chúng xâm nhập vào bàng quang trong khi quan hệ tình dục. Tuy không có bằng chứng là nó có tác dụng nhưng chúng cũng không gây đau đớn gì.

●Hỏi bác sỹ hay điều dưỡng của bạn về estrogen âm đạo nếu bạn là phụ nữ đã qua thời kì mãn kinh. Estrogen âm đạo dưới dạng kem bôi hoặc dang vòng mềm được đặt vào trong âm đạo có thể giúp phòng tránh nhiễm khuẩn bàng quang.  

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: nhiễm khuẩn đường tiết niệu viêm đường tiết niệu viêm bàng quang nước tiểu bàng quang nhiễm khuẩn khuẩn đường khuẩn bàng khuẩn thận triệu chứng điều dưỡng kháng sinh nguyên nhân diệt tinh tinh trùng đường tiết niệu nhiễm khuẩn đường khuẩn đường tiết nhiễm khuẩn bàng khuẩn bàng quang nhiễm khuẩn thận diệt tinh trùng

Những tác hại ít biết của rau mồng tơi

Rau mồng tơi, ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất...

Nguyên nhân, cách điều trị nôn và buồn nôn ở người lớn

Mệt mỏi, sốt cao, cứng cổ hoặc nôn ra máu/ dịch màu nâu đen kèm...

Bí quyết trị ngủ ngáy, nghiến răng ban đêm

Nhiều người có những tật xấu khi ngủ như ngáy ngủ, nghiến răng gây ảnh...

Chứng phát ban là gì?

Chứng phát ban là gì? Phát ban là tình trạng rất phổ biến. Có tới...

Sai lầm 'chết người' khi ăn rau xanh cần loại bỏ ngay

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, tốt cho...

Vui lòng đợi...