Triệu chứng tiêu chảy do vi khuẩn E. COLI gây ra


 

Description: C:\Users\Administrator\Desktop\untitled.png

Vi khuẩn E.coli

E. coli là gì? - Escherichia Coli (E. coli) là một loại vi khuẩn sống trong ruột người và động vật (hình 1). Hầu hết các giống của E. coli vô hại. Tuy nhiên, một vài chủng đặc biệt khó chịu, và có khả năng gây hại chẳng hạn như E. coli O157: H7 có thể gây ra những đợt tiêu chảy nghiêm trọng. Nếu bạn ăn hoặc uống những thứ có chứa một trong những giống E.coli gây hại, chúng có thể gây nên tiêu chảy cùng các triệu chứng khác.

Description: C:\Users\Administrator\Desktop\Digestive_tract_PI_edt.jpg

Hình 1: Hệ tiêu hóa ở người

Thông thường vi khuẩn E.coli sẽ gây ra các rối loạn trong đường tiêu hóa. Nhưng đôi khi chúng cũng có thể gây ra các bệnh lí ở một số vùng cơ thể mà chúng không kí sinh. Ví dụ: nếu E.coli di chuyển đến hệ tiết niệu, chúng có thể gây ra các viêm nhiễm ở hệ tiết niệu, hệ sinh dục (hình 2).

Description: C:\Users\Administrator\Desktop\Urinary_tract_anat_PI_edt.jpg

Hình 2: Hệ tiết niệu ở người

Triệu chứng của nhiễm E.coli là gì? - Các triệu chứng thường thấy khi nhiễm E.coli bao gồm:

  • Tiêu chảy: phân nhầy nước, có thể lẫn máu
  • Đau bụng
  • Nôn mửa (thường phổ biến ở trẻ nhỏ)

Tôi có nên đi khám bác sĩ / điều dưỡng không? - Bạn nên đến gặp các bác sĩ / điều dưỡng nếu:

  • Đi ngoài hơn 6 lần / ngày
  • Tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày
  • Đi ngoài ra máu
  • Sốt cao > 380C
  • Đau bụng dữ dội
  • Tiêu chảy / sốt cao ở người già > 70 tuổi
  • Các dấu hiệu của mất nước:
    • Đi ngoài nhiều lần, phân đầy nước
    • Mệt mỏi
    • Khát nước
    • Khô môi, dính miệng
    • Dễ bị chuột rút
    • Hoa mắt, chóng mặt
    • Lú lẫn
    • Nước tiểu ít, màu vàng đậm / hổ phách

Các xét nghiệm để chẩn đoán là gì? - Đa số các bệnh nhân bị nhiễm E.coli không cần làm xét nghiệm. Tuy nhiên, nếu phải làm thì một số xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm phân tìm vi khuẩn
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm máu

E.coli còn có thể di chuyển đến hệ tiết niệu và máu, tại đây chúng gây ra những bệnh lí, nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, khi  bạn nhiễm E.coli các bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm thêm một số xét nghiệm để kiểm tra chức năng hệ tiết niệu, hệ sinh dục...

Điều trị nhiễm khuẩn E.coli như thế nào? - Rất nhiều trường hợp người bệnh nhiễm E.coli không cần phải điều trị và tiêu chảy do E.coli không nhất thiết phải sử dụng kháng sinh - đôi khi kháng sinh còn làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Tuy nhiên, nếu E.coli gây ra các triệu chứng khác, bao gồm nhiễm trùng thì có thể người bệnh sẽ phải sử dụng thêm kháng sinh.

Trường hợp bệnh nhân bị mất nước, họ sẽ được truyền dịch để bù nước và các chất điện giải đã mất.

Tôi có thể tự làm gì để cảm thấy dễ chịu hơn ? - Nếu bạn bị tiêu chảy, bạn hoàn toàn có thể:

  • Uống thật nhiều dung dịch nước pha muối và đường (Orezol) để bù nước và các chất điện giải. Nếu bạn uống đủ nước, nước tiểu của bạn sẽ trong, màu vàng nhạt
  • Chia nhỏ bữa ăn, ăn những thực phẩm dễ tiêu (khoai tây, bún, miến, cơm, yến mạch, chuối, soup và rau luộc).

Khi bạn có ý định sử dụng thuốc để giảm tình trạng tiêu chảy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ / điều dưỡng vì nếu bạn bị nhiễm E.coli, một số loại thuốc chống tiêu chảy có thể gây hại cho bạn.

Phòng tránh tiêu chảy do E.coli như thế nào? - Để giảm nguy cơ nhiễm E.coli, bạn có thể:

  • Rửa sạch tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi nấu nướng, sau khi vứt rác, sau khi thay bỉm/tã cho trẻ

Description: C:\Users\Administrator\Desktop\images.jpg

  • Nếu bạn bị tiêu chảy, bạn cần nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế đi học / đến nơi làm việc
  • Chú trọng vấn đề an toàn thực phẩm. Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp bạn giữ vệ sinh an toàn thực phẩm tốt hơn :
    • Không sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa mà chưa được tiệt trùng
    • Rửa sạch rau, củ, quả trước khi ăn
    • Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 00C
    • Nấu chín thức ăn
    • Luộc trứng gà chín kĩ
    • Rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi cắt / thái các thực phẩm sống.          

Đào Thị Nhung

Chương trình tiên tiến

Đại Học Y Hà Nội

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: vi khuẩn E coli tiêu chảy triệu chứng tiểu chảy tiết niệu nhiễm ecoli điều dưỡng nước tiểu ecoli không kháng sinh thực phẩm

Những tác hại ít biết của rau mồng tơi

Rau mồng tơi, ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất...

Nguyên nhân, cách điều trị nôn và buồn nôn ở người lớn

Mệt mỏi, sốt cao, cứng cổ hoặc nôn ra máu/ dịch màu nâu đen kèm...

Bí quyết trị ngủ ngáy, nghiến răng ban đêm

Nhiều người có những tật xấu khi ngủ như ngáy ngủ, nghiến răng gây ảnh...

Chứng phát ban là gì?

Chứng phát ban là gì? Phát ban là tình trạng rất phổ biến. Có tới...

Sai lầm 'chết người' khi ăn rau xanh cần loại bỏ ngay

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, tốt cho...

Vui lòng đợi...