Triệu chứng và biến chứng của bệnh uốn ván


Các triệu chứng của uốn ván bao gồm:

  • Cứng hàm hoặc cơ cổ gây ra khó khăn trong vận động hàm hoặc cổ bình thường.

  • Cười khác lạ.

  • Cơ chặt và đau mà không giãn theo ý muốn

  • Khó thở, khó nuốt hoặc cả hai

  • Cảm giác bồn chồn và kích thích

  • Chảy mồ hôi dù không tập thể dục hoặc không nóng

  • Nhịp tim nhanh hơn bình thường, không đều

  • Sốt

  • Co cơ đau

Những người bị uốn ván nặng có thể co cơ dẫn đến cơ thể cong như cây cầu, có thể là:

  • Nắm tay nắm chặt

  • Lưng cong hình cung

  • Chân duỗi

  • Tay vận động về phía trước hoặc phía sau.

  • Khó thở: thậm chí gây ngừng thở trong quá trình co cơ.

Một vài người bị uốn ván chỉ co cơ và chặt cơ một phần cơ thể. Chẳng hạn như cứng cơ bụng. Uốn ván ở đầu và cổ có thể gây ra:

  • Khó nuốt

  • Cơ hàm và cơ cổ cứng

  • Mặt và đầu đau dữ dội

Bạn cần gặp bác sỹ ngay lập tức nếu:

  • Có những vết thương châm chích, ví dụ như từ móng tay qua da.

  • Các vết thương cắt, xước mà ko thể làm sạch hoàn toàn.

  • Bị thương mà còn một số thứ (móng tay, thủy tinh) trong cơ thể.

  • Động vật cắn và lần cuối tiêm uốn ván là 5 năm về trước hoặc hơn. Bạn nên gặp ngay bác sỹ nếu bị động vật cắn và không nhớ là đã tiêm uốn ván hay chưa.

  • Bị tiểu đường và bị viêm ở chân, ngón chân, những vị trí khác.

  • Cứng hàm, cổ, và các cơ bị chặt khác mà ko thể giãn hoặc đau cơ co.

  • Khó thở hoặc khó nuốt.

Hiện tại chưa có xét nghiệm nào cho uốn ván, nhưng bác sỹ có thể xác định qua khám và hỏi các triệu chứng, tiền sử tiêm vắc xin. Loại nhiễm trùng này thường xảy ra ở những người có các vết thương hoặc những người chưa tiêm vắc xin phòng uốn ván hoặc chưa tiêm vắc xin nhắc lại đúng thời gian.

Uốn ván là một nhiễm trùng nguy hiểm. Người bị bệnh uốn ván cần đến bệnh viện, có một vài người đã chết do uốn ván do cơ co gây ngừng thở.

Bác sỹ chữa uốn ván tại bệnh viện, một vài ca trong điều trị tích cực, bao gồm:

  • Rửa sạch vết cắt để loại bỏ da và mô chứa vi khuẩn uốn ván.

  • Uống thuốc phòng nhiễm trùng

  • Tiêm vắc xin phòng uốn ván nhắc lại

  • Uống thuốc và các điều trị khác để giảm co cơ, khó thở, đau và các triệu chứng khác.

  • Sử dụng thông khí nếu có khó thở

  • Đặt sonde ăn nếu không thể tự ăn được

  • Sử dụng vật lý trị liệu để phục hồi cơ.

Uốn ván là nhiễm trùng có thể phòng tránh được bằng cách:

  • Tiêm phòng vắc xin uốn ván.

  • Tiêm vắc xin phòng uốn ván nhắc lại. Người lớn nên tiêm vắc xin nhắc lại sau 10 năm. Đối với các vết thương nghiêm trọng, cần tiêm nhắc lại nếu chưa tiêm trong vòng 5 năm. Nếu vết thương nghiêm trọng và chưa từng tiêm vắc xin uốn ván hoặc không chắc đã tiêm chưa, bạn cần tiêm vắc xin uốn ván và một mũi khác để chống lại vi khuẩn uốn ván do vết thương gây ra.

  • Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch. Sử dụng thuốc mỡ kháng sinh bôi vào vết thương. Gặp bác sỹ nếu không thể rửa sạch vết thương.

 

(Biên dịch: Cấn Thị Hoa - Cử nhân điều dưỡng tiên tiến K1 - ĐH Y Hà Nội)

 
Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: bệnh uốn ván triệu chứng uốn ván biến chứng bệnh uốn ván chưa tiêm tiểu đường

Những tác hại ít biết của rau mồng tơi

Rau mồng tơi, ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất...

Nguyên nhân, cách điều trị nôn và buồn nôn ở người lớn

Mệt mỏi, sốt cao, cứng cổ hoặc nôn ra máu/ dịch màu nâu đen kèm...

Bí quyết trị ngủ ngáy, nghiến răng ban đêm

Nhiều người có những tật xấu khi ngủ như ngáy ngủ, nghiến răng gây ảnh...

Chứng phát ban là gì?

Chứng phát ban là gì? Phát ban là tình trạng rất phổ biến. Có tới...

Sai lầm 'chết người' khi ăn rau xanh cần loại bỏ ngay

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, tốt cho...

Vui lòng đợi...