Vì sao phải kiểm tra mật độ loãng xương?
Lâu dần, tình trạng này sẽ dẫn tới loãng xương, làm xương yếu đi. Những người bị bệnh loãng xương , xương sẽ rất dễ bị gãy. Thậm chí gãy xương ngay chỉ khi ngã nhẹ.
Kiểm tra mật độ xương để làm gì?
Có hai lý do chính đề bác sĩ chỉ định bạn cần phải làm kiểm tra mật độ xương.
Thứ nhất là để xem xét xem bạn có bị loãng xương hay có nguy cơ bị loãng xương hay không. Thứ hai là để kiểm tra hiệu quả của phương pháp điều trị đang sử dụng trong trường hợp bệnh nhân đã loãng xương.
Những trường hợp nào nên chủ động đi kiểm tra mật độ xương?
Tất cả phụ nữ trên 65 tuổi nên đi kiểm tra ít nhất một lần. Phụ nữ dưới 65 tuoir nhưng đã mãn kinh và đàn ông trên 70 cũng nên đi kiểm tra. Bác sĩ cũng sẽ chỉ định phép kiểm tra này trong trường hợp nhận định thấy bệnh nhân có nguy cơ cao hay ở những bệnh nhân đã từng bị gãy xương.
Câu hỏi đặt ra là, những yếu tố nào làm tăng nguy cơ gãy xương của bạn? Đó là khi bạn đã từng bị gãy xương một lần khi trưởng thành , người sử dụng steroid trong một thời gian dài, những người cân nặng dưới 57 kg, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp hay những người có bố mẹ bị gãy xương chậu do một chấn thương nhẹ
Có những cách nào để kiểm tra mật độ xương?
Có nhiều cách khác nhau để kiểm tra mật độ xương bao gồm
Đo độ hấp thụ tia X hai nguồn năng lượng (DXA) – đây là phương pháp phổ biến và đáng tin cậy nhất. Phương pháp này là một loại chụp Xquang đặc biệt sử dụng bức xạ rất nhỏ. DXA cho kết quả kiểm tra mật độ tin cậy ở nhiều phần xương khác nhau như: xương cột sống, xương chậu và xương cổ tay. Đây là cách kiểm tra loãng xương tốt nhất, dự đoán gãy xương và lượng giá mức độ hiệu quả của phương pháp điều trị.
●Chụp cộng hưởng từ (CT) – Đây cũng là một loại chụp X-quang đặc biệt, giúp đánh giá mật độ xương ở cột sống. Phương pháp này sử dụng nhiều bức xạ hơn DXA. Do đó, bác sĩ không sử dụng CT để chuẩn đoán loãng xương.
●Siêu âm – Siêu âm kiểm tra mật độ xương ở gót cân. Biện pháp này có thể giúp xác định liệu bệnh nhân có nguy cơ gãy xương hay không. Nhưng bác sĩ cũng không dùng siêu âm để chuẩn đoán loãng xương hay theo dõi mật độ xương.
Phương pháp DXA được thực hiện như thế nào?
Bạn sẽ được yêu cầu nằm trên một cái bàn. Sau đó máy Xquang sẽ quét một loại xương của bạn. Bạn sẽ không hề cảm thấy đau đớn hay khó chịu gì cả. Cũng không cần phải uống thuốc hay tiêm truyền trước khi chụp. Tổng thời gian chỉ mất từ 5 tới 10 phút. Mặc dù đây là một loại Xquang nhưng hãy yên tâm vì nó sử dụng rất ít tia phóng xạ. Lượng phóng xạ này chỉ bằng lượng phóng xạ trung bình mỗi ngày một người chịu ảnh hưởng từ môi trường tự nhiên mà thôi. Kết quả sẽ được đưa ra dạng điểm số.
Vậy kết quả này có ý nghĩa như thế nào?— Kết quả của phép kiểm tra mật độ xương được gọi là điểm "T" và điểm "Z". Trong đó, điểm T có nhiều ý nghĩa hơn.
●Mật độ xương bình thường – Người có mật độ xương bình thường có điểm T dao động từ +1 tới -1. Người có điểm trong khoảng này không cần phải điều trị gì cả. Họ chỉ cần suy trì những biện pháp phòng tránh loãng xương như ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin D, canxi và luyện thể dục thể thao mà thôi.
●Tiền loãng xương (mất mật độ xương) – Tiền loãng xương là những trường hợp mật độ xương thấp hơn bình thường nhưng chưa đạt tới độ loãng xương. Một người bị tiền loãng xương tuy xương chưa bị loãng nhưng có nguy cơ cao là sẽ bị tiến triển xấu thêm. Điểm T trong trương hợp này dao động từ -1.1 tới -2.4. Những biện pháp phòng ngừa là rất cần thiết để cải htienej mật độ xương. Trong một số trường hợp, bệnh nhân còn cần phải sử dụng thuốc bổ sung.
●Loãng xương – Có điểm T nhở hơn hoặc bằng -2.5. Nếu phát hiện ra bị loãng xương, bạn sẽ phải làm rất nhiều điểu để giảm nguy cơ bị gãy xương. Ví dụ: uống thuốc loãng xương và viên bổ sung vitamin D cùng canxi, thực hiện những chương trình luyện tập phù hợp, ..v..v..
Tôi có cần kiểm tra mật độ xương lại không?
Nếu kiểm tra cho thấy bạn không bị loãng xương hay có nguy cơ loãng xương ngày hôm nay không có nghĩa là bạn mãi mãi không bị loãng xương. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem khi nào bạn cần phải làm kiểm tra mật độ xương một lần nữa để đảm bảo rằng mình có một bộ xương chắc khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống!
Tạ Ngọc Đan Trang
Cử nhân điều dưỡng tiên tiến, Đại Học Y Hà Nội