CẢM CÚM VÀ CẢM LẠNH


CẢM CÚM VÀ CẢM LẠNH

Bạn cảm thấy có gì đó bất thường đang xảy ra trong cơ thể. Tin tốt? Có thể bạn không cần phải đi khám bác sĩ. Tin xấu? Bạn vẫn cảm thấy thật khó chịu.

Nếu bạn nghĩ mình bị nhiễm trùng hô hấp trên - Bao gồm cảm lạnh thông thường, viêm xoang, viêm phế quản, cúm do virut - Có nhiều cách bạn có thể tự thực hiện tại nhà để thấy khoẻ hơn. Bạn sẽ bị nhiễm trùng như vậy rất nhiều lần trong đời, vì vậy sẽ rất hữu ích khi bạn học cách tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân.

Những điều cần biết về nhiễm trùng hô hấp trên.

Hơn 90% ca nhiễm trùng hô hấp trên là do virut gây ra. Nhiễm trùng này có triệu chứng khác nhau tuỳ vào từng giai đoạn bệnh. Hầu hết các triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh sẽ kết thúc trong khoảng 1 tuần, mặc dù một số triệu chứng đi kèm như ho có thể mất từ 2 đến 3 tuần để chấm dứt hoàn toàn.

Helen (Eleni) Xenos, một bác sĩ đang công tác tại Chicago - Mỹ, mô tả các triệu chứng điển hình của cảm cúm thông thường như sau:

Ngày 1: Mệt mỏi, nhức đầu, đau họng hay cổ họng.

Ngày 2: Đau họng trầm trọng hơn, sốt nhẹ, sổ mũi nhẹ.

Ngày 3: Các triệu chứng trở nên nặng hơn, ù tai và nghẹt mũi rất khó chịu. Có thể sẽ gây khó ngủ.

Ngày 4: Có đờm (vàng hoặc xanh). Đau họng giảm bớt nhưng bắt đầu ho nhiều hơn.

Ngày 5-7: Cơ thể khoẻ hơn, nghẹt mũi, ù tai giảm nhiều.

Một tuần sau: Giảm ho, nhưng có thể mất đến 3 tuần để bớt hoàn toàn.

 

Nếu các triệu chứng đang diễn ra nặng hơn, như ho liên tục hay ho kèm đờm có máu hay nếu bị sốt trên 39oC, bạn có thể đang mắc một bệnh nặng hơn (ho gà) hay viêm phổi.

Nếu cảm lạnh kéo dài có thể gây ra viêm xoang (đau quanh mắt, mũi, nhức đầu). Viêm phế quản có thể gây khó thở và ho kéo dài trong vài tuần. Cảm cúm xảy ra với triệu chứng sốt điển hình và đau nhức cơ thể kéo dài vài ngày.

Điều gì giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

Điều trị các triệu chứng và tăng cường hệ miễn dịch là cách tốt nhất để hồi phục. Tình trạng cảm lạnh ở mỗi người là khác nhau, có rất nhiều thuốc không cần kê đơn điều trị cảm lạnh và cảm cúm tại nhà thuốc. Làm cách nào để biết thuốc nào phù hợp triệu chứng của bạn?

Điều quan trọng là tìm ra phương pháp nào hiệu quả nhất đối với các triệu chứng của bạn, cho dù đó là thuốc trị cảm cúm và thuốc giảm đau thông thường hay trà thảo dược. Ví dụ, nếu bạn bị nghẹt mũi nặng do nhiễm trùng hô hấp trên, thuốc giảm đau và rửa mũi là một biện pháp rất hiệu quả. Nếu ho liên tục gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của bản thân đi kèm chứng sợ lạnh, bạn có thể thử liệu pháp ngâm nóng cơ thể bằng bồn tắm hoặc vòi hoa sen vài lần một ngày.

Các biện pháp khắc phục đau cổ họng, ho, nghẹt mũi.

Hệ miễn dịch của chúng ta tự vận hành để loại bỏ các nhiễm trùng do virut và vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Chúng hoạt động vô cùng hiệu quả miễn nhận được sự hỗ trợ của chính chúng ta. Cách tốt nhất là hãy nghỉ ngơi đầy đủ. Bị căng thẳng hay thiếu ngủ sẽ giải phóng hoocmon ngăn chặn hoạt động của hệ thống miễn dịch của chúng ta.

Ngoài ra, sử dụng vitamin C mỗi ngày có thể tăng cường sức đề kháng giúp chúng ta vượt qua tình trạng cảm lạnh nhanh chóng, nhưng không thể giúp ngăn ngừa việc cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh hiện hữu xung quanh. Dùng viên kẽm khi cảm lạnh cũng giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, nhưng bạn phải uống rất nhiều (1 viên/lần sau ăn, uống cách 2 tiếng/lần trong suốt 1 tuần).

Sử dụng kháng sinh mang lại hiệu quả thấp.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra hội chứng viêm đường hô hấp trên là do virut, đến nay, chưa có một loại thuốc nào chống lại chúng. (Một trường hợp ngoại lệ đáng chú ý: có một số thuốc kháng virut cúm. Nếu bạn sử dụng trong 24-48 tiếng đầu tiên khi có triệu chứng thì thời gian hồi phục sẽ giảm bớt 1 ngày).

Có tỷ lệ nhỏ mắc hội chứng này do vi khuẩn gây ra và hầu hết tự hồi phục mà không cần thiết phải sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng thuốc kháng sinh, tác hại có thể có là gì?

Có nhiều lý do để chúng ta ý thức trong việc sử dụng kháng sinh (ví dụ như hiệu quả thấp khi điều trị siêu vi, chi phí cao), nhưng có một vấn đề quan trọng hơn đó là rối loạn hệ tiêu hoá. Thuốc kháng sinh có thể gây hại cho hệ tiêu hoá của chúng ta và tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi cho tiêu hoá dẫn đến đau bụng, đầy hơi, ợ chua, tiêu chảy, táo bón. Uống nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau đẩy chúng ta đối mặt với các vấn đề về lâu dài.

Giống như tất cả vấn đề liên quan đến việc chăm sóc sức khoẻ, quyết định sử dụng kháng sinh đều có mặt lợi và hại. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn trước khi dùng kháng sinh.

Phòng tránh lây nhiễm cho cộng đồng.

Cảm lạnh và cảm cúm có thể lây nhiễm trước khi có các triệu chứng rõ rệt xuất hiện đến 3 - 5 ngày sau. Sau đó, bệnh sẽ không tiếp tục lây nhiễm ngay cả khi chúng ta vẫn còn ho, nghẹt mũi.

Cách tốt nhất để tránh lây nhiễm là rửa tay thường xuyên, che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Hãy nghỉ ngơi tại nhà vào thời điểm được nhắc đến ở phần trên.

Khi nào phải cần đến chuyên gia y tế.

Thỉnh thoảng, nhiễm virut có thể tạo cơ hội cho những bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng hơn. Nếu gặp bất kỳ một triệu chứng nào sau đây, hãy liên hệ với chuyên gia y tế của bạn:

Sốt cao (trên 39oC).

Khó thở hoặc thở khò khè.

Ho ra đờm có máu.

Ho liên tục.

Tiến triển xấu hơn sau 5-7 ngày, đặc biệt đau đầu dữ dội, nghẹt mũi, xoang.

Nếu sau 10 ngày từ khi bắt đầu các triệu chứng bệnh không giảm.

Cách làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm.

Với triệu chứng ho và khó thở:

Trà nóng ( hoa cúc, rễ cam thảo, bạc hà, lá quế) có thể uống kèm mật ong, chanh;

Mật ong (1 muỗng cà phê, 1 - 3 lần/ngày). Lưu ý: mật ong không được khuyên dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Xông mũi: đun sôi khoảng 1 ly nước, tắt bếp, nhỏ 5 giọt dầu gió xanh nếu muốn, hít từ từ trong vài phút, 2 lần/ngày với 1 cái khăn trùm kín mặt.

 

Viêm họng:

Súc họng bằng nước muối: Cho 1 muỗng cà phê muối vào 1 ly nước ấm, liên tục trong ngày.

Dùng trà ấm với mật ong.

Dùng canh gà hầm hoặc các món canh khác.

 

Nghẹt mũi, xoang:

Dùng thuốc nhỏ mũi kèm nước muối ấm 2 lần/ngày.

Xông mũi: đun sôi khoảng 1 ly nước, tắt bếp, nhỏ 5 giọt dầu gió xanh nếu muốn, hít từ từ trong vài phút, 2 lần/ngày với 1 cái khăn trùm kín mặt.

Xoa bóp, làm nóng xoang mũi vài lần/ ngày.

 

Sổ mũi:

Rửa mũi bằng nước muối.

Xông mũi: đun sôi khoảng 1 ly nước, tắt bếp, nhỏ 5 giọt dầu gió xanh nếu muốn, hít từ từ trong vài phút, 2 lần/ngày với 1 cái khăn trùm kín mặt.

 

Sốt:

Uống càng nhiều nước càng tốt.

Tắm nước ấm hoặc nước lạnh.

Uống trà nóng (quế và bạc hà).

 

Đau nhức cơ thể và đau đầu:

Xoa bóp làm ấm cơ thể với dầu gió, cao con hổ.

Nghỉ ngơi.

Ngâm bồn nước ấm với muối.

 

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: cảm cúm cảm lạnh. viêm phổi nhiễm khuẩn hô hấp trên khác nhau miễn dịch nghỉ ngơi dụng kháng kháng sinh thuốc kháng khoảng nước khăn trùm nước muối dụng kháng sinh thuốc kháng sinh xoang mũi


Trần Quốc Khánh

14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Chuyên: Cơ Xương Khớp , Phẫu thuật cột sống

Những tác hại ít biết của rau mồng tơi

Rau mồng tơi, ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất...

Nguyên nhân, cách điều trị nôn và buồn nôn ở người lớn

Mệt mỏi, sốt cao, cứng cổ hoặc nôn ra máu/ dịch màu nâu đen kèm...

Bí quyết trị ngủ ngáy, nghiến răng ban đêm

Nhiều người có những tật xấu khi ngủ như ngáy ngủ, nghiến răng gây ảnh...

Chứng phát ban là gì?

Chứng phát ban là gì? Phát ban là tình trạng rất phổ biến. Có tới...

Sai lầm 'chết người' khi ăn rau xanh cần loại bỏ ngay

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, tốt cho...

Vui lòng đợi...