Chữa bách bệnh từ món nhộng - rất đơn giản mà hiệu quả vô cùng


Y học cổ truyền xem nhộng tằm là vị thuốc có tên cương tằm, bạch cương tằm... Theo lương y Vũ Quốc Trung, nhộng tằm là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng. Hàm lượng protid của nhộng tằm cao, gồm nhiều a-xít amin. Trong Đông y, nhộng tằm còn là một vị thuốc có tác dụng chữa được nhiều bệnh.

 

 

Nhộng tằm có vị mặn, ngọt, bùi béo, tính bình, tác dụng bổ dưỡng tốt như sâm nhung. Dân gian từ xa xưa đã biết dùng loại thực phẩm này làm món ăn hấp dẫn. Với cách chế biến không mấy cầu kỳ, nhộng tằm sẽ ngon hơn, ngậy hơn khi chế biến với hành, mỡ hoặc hẹ. 
Bên cạnh đó, nhộng tằm rất tốt với trẻ em. Đây được xem là bài thuốc quý chống còi xương, suy dinh dưỡng. Trong nhộng chứa nhiều calci và phospho cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Người cao tuổi bị yếu thận, hay tiểu tiện són, táo bón dùng nhộng tằm có thể khắc phục được tình trạng này. Đặc biệt, nhộng tằm kết hợp với hoa hẹ giúp bổ thận, dùng để trị mộng tinh, đau lưng, mỏi gối, nhức mỏi.

Một số cách dùng nhộng tằm chữa bệnh

Theo lương y Như Tá, ngoài chế biến các món ăn như: lăn bột chiên giòn, nấu cháo, làm gỏi, nhộng tằm còn dùng trong chữa bệnh như các bài thuốc dưới đây: Trường hợp bị viêm họng cấp thì dùng cương tằm (sao) 20g, cam thảo (sống) 4g. Đem tán bột, uống với nước gừng sống.

 

 

Trị viêm họng gây mất tiếng, dùng: vị thuốc bạch cương tằm (nhộng tằm) 6g, khương hoạt 10g, xạ hương 0,01-0,03g, đem tán bột trộn với nước gừng uống. Chị em đi nắng bị đen sạm da mặt, có thể dùng cương tằm đem tán mịn hòa với nước bôi vào chỗ sạm. Các bà mẹ cho con bú mà sữa không thông thì dùng cương tằm, tán bột, uống 8g với rượu trắng.

Những lưu ý khi chế biến nhộng

Nhộng giàu giá trị dinh dưỡng và có tác dụng chữa được nhiều chứng bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng lưu ý một số điều sau:

- Chọn loại nhộng tươi, không chọn những con để lâu thường có màu vàng nhạt, thâm đen, các đốt trên thân không dính vào nhau.

- Không ăn quá 2-3 bữa/tháng.

- Nhiều người thích ăn nhộng tằm nên thường chế biến một lần ăn nhiều bữa. Tuy nhiên đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc vì ăn nhộng để tủ lạnh.

- Nhộng đã mua về tốt nhất nên chế biến, nấu chín ngay trong ngày hoặc bảo quản trong nhiệt độ từ 0 – 5 độ C. 

- Một số trường hợp bị dị ứng khi ăn nhộng. Vậy nên, nếu ăn nhộng mà phát ban, nổi mẩn ngứa hay đi ngoài thì nên ngưng ngay và đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: dinh dưỡng dùng cương suy dinh dưỡng


Trần Quốc Khánh

14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Chuyên: Cơ Xương Khớp , Phẫu thuật cột sống

Những tác hại ít biết của rau mồng tơi

Rau mồng tơi, ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất...

Nguyên nhân, cách điều trị nôn và buồn nôn ở người lớn

Mệt mỏi, sốt cao, cứng cổ hoặc nôn ra máu/ dịch màu nâu đen kèm...

Bí quyết trị ngủ ngáy, nghiến răng ban đêm

Nhiều người có những tật xấu khi ngủ như ngáy ngủ, nghiến răng gây ảnh...

Chứng phát ban là gì?

Chứng phát ban là gì? Phát ban là tình trạng rất phổ biến. Có tới...

Sai lầm 'chết người' khi ăn rau xanh cần loại bỏ ngay

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, tốt cho...

Vui lòng đợi...