Phòng tránh ngã ở người cao tuổi


Người già ngã

Để phòng tránh ngã, bác sĩ có thể giúp gì cho tôi?

Khi bạn cũng cấp thông tin cho về những lần ngã trước, bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên để phòng tránh. Một vài vấn đề sức khỏe cũng khiến bạn dễ bị ngã hơn bao gồm cả các tình trạng ảnh hưởng tới khả năng nhìn, nghe, độ mạnh của cơ hay về khả năng giữ thăng bằng. Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ ngã trong đó có thuốc điều trị mất ngủ, lo lắng và căng thẳng.  Khi sử dụng thuốc mới hoặc khi thay đổi liều một loại thuốc đã dùng cũng sẽ có thể làm bạn dễ có nguy cơ ngã hơn. Bác sĩ càng nắm rõ được tình hình của bạn thì sẽ càng giúp bạn tốt hơn. Ví dụ. Nếu bạn ngã vì bị đau, bác sĩ sẽ tập trung vào việc giải quyết vấn đề đau của bạn. Hoặc như loại thuốc bạn đang dùng kiến bạn chóng mặt mà ngã thì bác sĩ sẽ xem xét ngừng thuốc đó và thay thế bằng loại dược phẩm khác.

Tôi có thể là gì ?

Để bảo vệ bản thân khỏi ngã bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

●Đối với nhà ở – loại bỏ những vật có thể gây trượt. Đó có thể là sách báo, dây điện, thảm cũ, vv..v.. Sắp xếp đồ dạc gọn gàng trong tầm với, không nên để đồ ở nơi quá cao, khó lấy.

bảo vệ người già tránh khỏi bị ngã

●Dùng giầy dép vừa chân, chống trượt – Giày quá cao hay quá rộng, đi chân đất hay chỉ đi tất không cũng sẽ gây trượt ngã

●Uống bổ sung vitamin D – Ở người già đây cũng là một biện pháp giúp chống ngã vì vitamin D làm cho xương và cơ bắp chắc khỏe hơn. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn dùng vitamin D với liều lượng bao nhiêu là hợp lý

●Luyện tập – Luyện tập giúp cơ thể dẻo dai, tăng sức mạnh cơ bắp và khả năng giữ thăng bằng. có rất nhiều môn thể thao an toàn với người cao tuổi như đi bộ, thái cực quyền.

●Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ việc đi lại  – Nếu bác sĩ khuyên nên dùng gậy hay nạng khi đi lại thì bạn cần học cách sử dụng chúng. Những vị trí như nhà tắm,cầu thang, bồn cầu, cũng cần được lắp đặt tay vịn, thảm chống trơn. Nếu cảm thấy không yên tâm, nên lắp đặt những nút báo hiệu khi cần người khác giúp đỡ khi vấp ngã.

Nếu bị ngã, tôi nên làm gì?

Nếu bị ngã, bạn nên tới gặp bác sĩ ngay lập tức để kiểm tra xem có chấn thương nào không. Bác sĩ sẽ tìm hiểu vì sao bạn ngã, tìm hiểu tiền sử bệnh tật của bạn, làm các kiểm tra cần thiết và đưa ra các biện pháp phòng tránh ngã lần nữa cho bạn

Tạ Ngọc Đan Trang

Cử nhân Điều dưỡng tiên tiến, Đại Học Y Hà Nội

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: người cao tuổi tuổi già bị ngã


Nguyễn Hoàng Lâm

28 Tăng Bạt Hổ, Phường 12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Chuyên: Nội Khoa

Trần Tuấn Khương

189 Đường Lê Văn Việt , Phường Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh
Chuyên: Nội Khoa

Lê Thành An

189 Đường Lê Văn Việt , Phường Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh
Chuyên: Nội Khoa

Trần Quốc Khánh

14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Chuyên: Cơ Xương Khớp , Phẫu thuật cột sống

Ngô Lê Đại

189 Đường Lê Văn Việt , Phường Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh
Chuyên: Nội Khoa

Những tác hại ít biết của rau mồng tơi

Rau mồng tơi, ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất...

Nguyên nhân, cách điều trị nôn và buồn nôn ở người lớn

Mệt mỏi, sốt cao, cứng cổ hoặc nôn ra máu/ dịch màu nâu đen kèm...

Bí quyết trị ngủ ngáy, nghiến răng ban đêm

Nhiều người có những tật xấu khi ngủ như ngáy ngủ, nghiến răng gây ảnh...

Chứng phát ban là gì?

Chứng phát ban là gì? Phát ban là tình trạng rất phổ biến. Có tới...

Sai lầm 'chết người' khi ăn rau xanh cần loại bỏ ngay

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, tốt cho...

Vui lòng đợi...