Phương pháp phòng tránh bệnh loãng xương
Loãng xương là một căn bệnh khá phổ biến, kiến xương trở nên mảnh,yếu và dễ gãy. Phụ nữ đã mãn kinh có nguy cơ loãng xương cao hơn do tới sự giảm nội tiết tố- tác nhân giúp duy trì mật độ xương trong cơ thể phụ nữ.
Tuy vậy, việc điều trị dự phòng đem lại hiệu quả rất cao trong việc cải thiện và tăng mật độ xương. Đối với những người đã bị loãng xương, chẩn đoán mất xương sớm và đánh giá nguy cơ gãy xương là vô cùng cần thiết. Bởi điều trị sớm sẽ làm chậm tốc độ thoái hóa xương và tăng mật độ xương.
Phương pháp phòng tránh loãng xương quan trọng nhất bao gồm chế độ ăn, chế độ tập luyện, tránh khói thuốc lá. Những khuyến nghị được đưa ra dưới đây được áp dụng cho cả hai giới.
Chế độ ăn : chế độ ăn tốt nhất đề phòng ngừa và điều trị loãng xương sẽ phải cung cấp đủ protein và năng lượng đồng thời cũng phải cung cấp đầy đủ lượng canxi và vitamin D- những yếu tố cần thiết để hình thành và duy trì mật độ xương.
Canxi: Các chuyên gia đã khuyến cáo rằng một ngày phụ nữ tiền mãn kinh và đàn ông cần ít nhất 1000mg Canxi. Đây là tổng lượng Canxi trong thức ăn và trong viên uống bổ sung. Phụ nữ sau mãn kinh thì cần lượng canxi cao hơn: 1200mg/ ngày. Tuy vậy, không nên dùng quá 2000mg canxi/ ngày để tránh những tác dụng phụ không mong muốn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Nguồn canxi từ thực phẩm sữa và các sản phẩm từ sữa chẳng hạn như phô mai, sữa chua, hoặc pho mát cứng, và các loại rau xanh như cải xoăn, bông cải xanh. Ngoài ra, đối với những phụ nữ có chế đọ ăn cung cấp đủ canxi cũng có thể dùng thêm thuốc bổ sung. Nếu sử dụng viên uống canxi với liều lượng lớn hơn 500 mg/ngày thì cần phải uống thuốc thành nhiều lần trong một ngày.
Vitamin D: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: một ngày, đàn ông trên 70 tuổi và phụ nữ đã mãn kinh cần 800 đơn vị vitamin D. Liều lượng này giúp giảm thoái hóa xương và giảm tỉ lệ gãy xương ở người lớn tuổi. Với phụ nữ chưa mãn kinh và đàn ông trẻ tuổi, các bác sĩ khuyên dùng 600 đơn vị vitamin D/ ngày để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
nguồn dinh dưỡng chính của chế độ ăn bổ sung vitamin D là sữa được bổ sung vitamin D; nó chứa khoảng 100 đơn vị trong mỗi 236 ml. Một nguồn vitamin D tốt khác là cá hồi, với khoảng 600 đơn vị trong 98 g .
Protein: Một số trường hợp cần được bổ sung thêm protein Ở những bệnh nhân gãy xương do loãng cương thì việc bổ sung protein đóng vai trò rất quan trọng.
Rượu: Cần tránh sử dụng rượu vì uống rượu quá mức (hơn hai ly một ngày) có thể làm tăng nguy cơ gãy xương do tăng nguy cơ té ngã và dinh dưỡng kém
Chế độ luyện tập: Luyện tập sẽ giúp giảm nguy cơ gãy xương bằng cách cải thiện khối lượng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh và giúp duy trì mật độ xương cho phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh. Hơn thế nữa, tập thể dục còn giúp xương dẻo dai hơn. Hoạt động thể chất sẽ làm giảm nguy cơ gãy xương hông ở phụ nữ lớn tuổi cũng như làm tăng sức mạnh cho cơ bắp. Tuy nhiên, nếu không tập luyện thường xuyên thì sẽ không mang lại kết quả như mong đợi. Các chuyên gia khuyên rằng, để có xương chắc khỏe, một tuần nên tập thể dục đều đặn ít nhất 3 buổi, mỗi buổi 30 phút.
Thuốc lá: Để xương được khỏe mạnh, bạn nên ngừng hút thuốc lá. Khói thuốc lá làm đẩy nhanh tốc độ thoái hóa xương. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một phụ nữ hút thuốc đều đặn 1 điếu mỗi ngày trong suốt thời kì trưởng thành sẽ bị giảm 5-10 % mật độ xương trong thời kì mãn kinh, do đó mà nguy cơ gãy xương cũng sẽ tăng lên.
Ngã Bệnh nhân lớn tuổi bị loãng xương khi té ngã làsẽ rất dễ bị gãy xương. Do đó, cần có những biện pháp để phòng tránh trơn trượt, va vấp trong gia đình.
Thuốc: một số loại thuốc khi sử dụng lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ mất xương như: glucocorticoid (vd, prednisone), thuốc chống đông ( vd: Heparin), Một số loại thuốc chống động kinh (vd phenytoin, carbamazepine,primidone).v…v. Khi sử dụng các loại thuốc này cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ đinh và lời khuyên của bác sĩ.
Tạ Ngọc Đan Trang
Cử nhân điều dưỡng tiên tiến. Đại học Y Hà Nội.