Vị trí mọc mụn nói gì về sức khỏe của bạn?


Face mapping – Sơ đồ gương mặt dựa trên Y học cổ truyền Ấn Độ và Y học Trung Hoa cổ nói rằng vị trí mọc mụn có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm điều trị mụn nhưng để loại bỏ mụn không phải là việc một sớm một chiều. Đôi khi mụn là do các vấn đề bên trong cơ thể và chỉ biến mất khi vấn đề được xử lý, ví dụ như mụn do nội tiết tố. Theo Face mapping, vị trí mọc mụn có thể giúp bạn nhận biết vấn đề sức khỏe trong cơ thể.

Vị trí mọc mụn nói gì về sức khỏe của bạn? - 1

Vị trí mọc mụn có thể phản ánh sức khỏe của bạn

Tiến sĩ Michael Shapiro, bác sĩ da liễu, Giám đốc Y khoa và là nhà sáng lập của Viện Da liễu Vanguard (Ấn Độ), đưa ra 8 vị trí mụn cho bạn biết về tình trạng sức khỏe của mình.

- Trán: Mụn ở trán thể hiện tiêu hóa kém do chất độc và thiếu nước. Bác sĩ Shapiro cho biết: “Giải pháp là uống nhiều nước để cơ thể đào thải chất độc ra ngoài, tránh đồ uống có cồn và thức uống chứa caffein. Thay vào đó, hãy uống trà xanh vì đồ uống này chứa chất chống ôxy hóa làm trung hòa độc tố.

- Vùng chữ T: Mụn trên mũi có thể là dấu hiệu của rối loạn chức năng gan (Người nghiện rượu và mắc các bệnh về gan như ung thư thường xuất hiện mụn đỏ trên mũi).

- Quanh mắt: Vùng da quanh mắt thể hiện tình trạng sức khỏe của thận. Quầng thâm mắt có thể là dấu hiệu cho thấy thận hư hoặc cơ thể thiếu nước.

- Phần má trên: Phần má trên có liên quan đến phổi. Mụn ở má trên có thể là do việc phổi hít phải không khí ô nhiễm. Ngoài ra, các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn trên điện thoại và gối ngủ cũng là nguyên nhân gây ra mụn.

- Phần má dưới: Vị trí mọc mụn ở má dưới thể hiện việc vệ sinh răng miệng kém. Bác sĩ Shapiro khuyên bạn nên đánh răng đều đặn, dùng chỉ nha khoa, tránh đồ ăn và thức uống để cải thiện vệ sinh răng miệng và tình trạng mụn ở má.

Vị trí mọc mụn nói gì về sức khỏe của bạn? - 2

Bổ sung đủ nước cho cơ thể giúp ngăn ngừa mụn

- Mũi: Mụn ở mũi liên quan đến sức khỏe của tim. Mũi sưng hoặc thay đổi phồng lên là biểu hiện của huyết áp cao. Để khắc phục điều này, việc thay đổi chế độ ăn là rất cần thiết. Hãy tránh uống đồ uống tăng lực, giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, ăn nhiều trái cây và hoa quả để tim khỏe mạnh hơn và hạ huyết.

- Tai: Mụn ở tai cũng là biểu hiện sức khỏe của thận vị thiếu nước. Bạn cần uống nước đủ và suốt cả ngày, tránh ăn quá nhiều.

- Cằm: Mụn ở cằm liên quan đến sức khỏe của ruột non vì vậy bạn cần thay đổi chế độ ăn. Tránh xa các sản phẩm từ sữa và đồ ăn nhiều dầu mỡ. Tập cho mình thói quen ăn uống lành mạnh, nhiều trái cây và rau để tiêu hóa tốt hơn và chữa các vấn đề về da có liên quan.

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: mọc mụn trị mụn vị trí mọc mụn nổi mụn chữa mụn


Trần Quốc Khánh

14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Chuyên: Cơ Xương Khớp , Phẫu thuật cột sống

Những tác hại ít biết của rau mồng tơi

Rau mồng tơi, ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất...

Nguyên nhân, cách điều trị nôn và buồn nôn ở người lớn

Mệt mỏi, sốt cao, cứng cổ hoặc nôn ra máu/ dịch màu nâu đen kèm...

Bí quyết trị ngủ ngáy, nghiến răng ban đêm

Nhiều người có những tật xấu khi ngủ như ngáy ngủ, nghiến răng gây ảnh...

Chứng phát ban là gì?

Chứng phát ban là gì? Phát ban là tình trạng rất phổ biến. Có tới...

Sai lầm 'chết người' khi ăn rau xanh cần loại bỏ ngay

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, tốt cho...

Vui lòng đợi...