Kiến thức cơ bản về ngộ độc gan!


Các thuốc nào có thể gây ngộ độc gan? — Tất cả các thuốc kê đơn và không kê đơn đều có thể gây ngộ độc gan. Một số thuốc phổ biến là:

● Acetaminophen (tên thương mại: Tylenol)

● Thuốc chống viêm không steroid, bao gồm nhiều loại thuốc trong đó có ibuprofen (một số thuốc: Advil, Motrin) và naproxen (ví dụ: Aleve)

● Một số loại kháng sinh

Ngộ độc gan có thể xảy ra trong vài ngày sau khi uống thuốc. Nó có thể xuất hiện sau khi uống thuốc vài tháng.

Đối với một số thuốc như acetaminophen thì ngộ độc gan xảy ra khi người dùng uống thuốc quá liều. Đối với kháng sinh thì ngộ độc gan có thể xảy ra dù người dùng uống với liều thông thường. Tuy nhiên rất hiếm các trường hợp ngộ độc gan xảy ra khi người dùng uống thuốc với liều thông thường.

Các triệu chứng của ngộ độc gan? — Một số người ngộ độc gan không có triệu chứng. Họ thường phát hiện tình cờ khi bác sĩ làm xét nghiệm máu kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc vì mục đích khác. Vì vậy, các bác sĩ thường làm xét nghiệm máu khi bệnh nhân uống các thuốc có nguy cơ cao gây ngộ độc gan.

Khi ngộ độc gan gây nên các triệu chứng thường bao gồm:

Kiến thức cơ bản về ngộ độc gan!

● Đau bụng

● Buồn nôn và nôn

● Đầy bụng

● Vàng da, vàng mắt

Tôi có nên đi gặp bác sĩ? — Có. Hãy gọi cho bác sĩ khi bạn có các triệu chứng trên, đặc biệt khi bạn đang dùng một loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng mới.

Có xét nghiệm xác định ngộ độc gan? — Có. Để đánh giá tình trạng viêm gan, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu để đo một số chất gọi là “men gan”.

Bác sĩ cũng có thể làm các xét nghiệm khác để chắc chắn bạn không có các vấn đề về gan khác, bao gồm:

● Chẩn đoán hình ảnh – Hình ảnh về cơ quan trong cơ thể.

● Sinh thiết gan – Bác sĩ sẽ dùng kim nhỏ để lấy một mẩu mô gan nhỏ từ lá gan của bạn. Sau đó một bác sĩ khác sẽ quan sát dưới kính hiển vi.

Điều trị ngộ độc gan như thế nào? — Việc điều trị ngộ độc gan chủ yếu là tránh các thuốc, thực phẩm chức năng hoặc hóa chất ảnh hưởng đến gan.

Đa số mọi người không cần bất kỳ điều trị nào khác vì lá gan sẽ tự bình phục như ban đầu. Tuy nhiên việc này có thể kéo dài vài tuần cho đến vài tháng. Trong thời gian này, bác sĩ có thể sẽ làm các xét nghiệm máu để kiểm tra men gan của bạn.

Khi lá gan của bạn hồi phục, bác sĩ cũng sẽ khuyên bạn :

Kiến thức cơ bản về ngộ độc gan!

● Tránh uống rượu.

● Báo lại cho bác sĩ trước khi bạn dùng bất cứ một loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào.

Một số trường hợp ngộ độc gan có thể gây tổn thương gan nặng và suy gan. Điều này xảy ra chủ yếu ở những người uống quá liều acetaminophen. Người suy gan có thể cần phải ghép gan, phẫu thuật thay thế lá gan bị bệnh bằng lá gan khỏe mạnh.

Người ngộ độc gan do uống các thuốc, thực phẩm chức năng trong thời gian dài có thể bị xơ gan. Người xơ gan nặng cũng có thể cần phải ghép gan.

Có thể phòng được ngộ độc gan? — Để phòng ngộ độc gan, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau :

● Tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi bạn dùng thuốc.

● Đọc tờ hướng dẫn sử dụng khi uống các thuốc không kê đơn. Tờ hướng dẫn sẽ cho bạn biết liều thuốc là bao nhiêu. Không dùng quá liều. Bạn cũng nên đọc tờ hướng dẫn sử dụng để biết “hoạt chất chính” của thuốc là gì. Đây là chất trong thuốc giúp điều trị triệu chứng. Các thuốc điều trị các tình trạng khác nhau có thể có chung hoạt chất. Không uống 2 loại thuốc có cùng hoạt chất vì điều này có thể gây quá liều. Ví dụ nếu bạn dùng acetaminophen để chữa đau đầu và sốt thì không nên uống thêm các thuốc điều trị cảm cúm có chứa acetaminophen.

● Tránh uống nhiều rượu

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: ngộ độc gan viêm gan uống rượu triệu chứng thực phẩm phẩm chức chức năng hoạt chất người dùng uống thực phẩm chức phẩm chức năng


Trần Văn Sĩ

Số 04 Nguyễn Lương Bằng - Khu Đô Thị Mới Phú Mỹ Hưng Phường Tân Phú, Quận 7 -TPHCM
Chuyên: Tim Mạch

Sue Lo Soo Kien

Lầu 3, 4, 5, Tòa nhà Belco 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
Chuyên: Ung Thư, Nội Khoa

Nguyễn Thọ Lộ

52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Chuyên: Nội Khoa, Nội Tổng Hợp, Thần Kinh

Abdul Razakjr

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Tim Mạch

Hồ Minh Tuấn

Số 04 Nguyễn Lương Bằng - Khu Đô Thị Mới Phú Mỹ Hưng Phường Tân Phú, Quận 7 -TPHCM
Chuyên: Tim Mạch, Nội Khoa

Những tác hại ít biết của rau mồng tơi

Rau mồng tơi, ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất...

Nguyên nhân, cách điều trị nôn và buồn nôn ở người lớn

Mệt mỏi, sốt cao, cứng cổ hoặc nôn ra máu/ dịch màu nâu đen kèm...

Dịch trong ổ bụng (Cổ trướng)

Dịch ổ bụng là tình trạng khi dịch ứ đọng ở các khoang giữa các...

Nguyên nhân gây gù lưng và cách chữa trị

Ở những người bị gù, sống lưng cong hơn bình thường, làm lưng có hình...

Những tác dụng của thuốc steroid trong chữa bệnh

Thuốc steroid (corticoid) là một nhóm thuốc có thể chữa nhiều bệnh khác nhau. Loại thuốc...

Vui lòng đợi...