Triệu chứng và biện pháp dự phòng nhiệm bệnh Listeria
Bệnh Listeria là gì?
Bệnh Listeria (nhiễm Listeria) là một tình trạng nhiễm khuẩn thường do ăn thực phẩm đã bị nhiễm vi khuẩn Listeria Monocytogenes. Vi khuẩn Listeria (hình 1) gây ra các triệu chứng sốt, đau bụng, khó tiêu và một số triệu chứng khác
Hình 1: Vi khuẩn Listeria
Nhiều người đã từng nhiễm Listeria nhưng vẫn không để tâm đến tình trạng này. Vì là khi mắc bệnh, các triệu chứng được gây ra thường nhẹ và hoàn toàn có thể bị nhầm với các bệnh khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh Listeria có thể gây ra các trường hợp rất nặng và nghiêm trọng. Bệnh có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai vì vi khuẩn sẽ truyền từ mẹ sang con, đe dọa đến tính mạng của thai nhi.
Nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh Listeria , bao gồm:
- Trẻ sơ sinh
- Người già
- Người mắc AIDS, ung thư, tiểu đường và các bệnh lí nguy hiểm khác
- Bệnh nhân cấy ghép tạng hoặc tế bào gốc
- Bệnh nhân sử dụng các thuốc làm suy giảm miễn dịch
Những đối tượng trên có nguy cơ mắc Listeria cao và Listeria có thể xâm nhập vào máu gây tình trạng nhiễm trùng máu hoặc lan sang cả hệ thần kinh trung ương và não bộ gây viêm màng não.
Triệu chứng của nhiễm Listeria là gì?
Các triệu chứng của nhiễm Listeria rất khác nhau, tùy thuộc vào vị trí cơ thể bị nhiễm vi khuẩn.
- Đối với những trường hợp bị nhiễm Listeria ở não và tủy sống có thể có các triệu chứng dưới đây:
- Sốt nhẹ
- Đau đầu
- Buồn nôn, nôn
- Cứng cổ
- Lú lẫn
- Yếu nửa người, mất thăng bằng, mất kiểm soát vân động ở các chi
- Có cơn động kinh
- Đối với những trường hợp Listeria xâm nhập vào máu, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng:
- Sốt nhẹ
- Có các cơn rùng mình
- Hoa mắt, chóng mặt
- Tụt huyết áp
- Nhịp tim nhanh
- Đau nhức các cơ, khớp
- Đối với nhiễm Listeria hệ tiêu hoá (Hình 2), bệnh nhân có thể:
Hình 2: Hệ tiêu hóa
- Sốt nhẹ
- Tiêu chảy, phân đầy nước
- Buồn nôn, nôn
- Đau đầu
- Đau nhức các cơ, khớp
Khi nào thì nên đến gặp bác sĩ/điều dưỡng?
Hãy đến khám bác sĩ/điều dưỡng của bạn nếu như bạn xuất hiện các triệu chứng kể trên hoặc bạn đang mang thai, người già, những người mắc các bệnh lí nguy hiểm, những người đang dùng các loại thuốc gây suy giảm hệ miễn dịch.
Đưa ngay trẻ đến khám bác sĩ/điều dưỡng khi trẻ có các biểu hiện sau:
- Trẻ quấy khóc, mệt mỏi kèm sốt
- Trẻ có các dấu hiệu kể trên
- Trẻ bú ít/bỏ bú, thở nhanh, li bì
Các xét nghiệm chẩn đoán Listeria là gì?
Có rất nhiều xét nghiệm dùng để chẩn đoán Listeria, tùy thuộc vào triệu chứng, tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm những xét nghiệm khác nhau:
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm dịch não tủy
- Xét nghiệm phân
- Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: chụp CT, cộng hưởng từ
Điều trị Listeria như thế nào?
Những trường hợp phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và người mắc Listeria nặng sẽ phải nằm viện và cho dùng kháng sinh. Người trưởng thành khỏe mạnh mắc Listeria khu trú đường tiêu hóa thì có thể không cần điều trị, sau khoảng 2 ngày các triệu chứng sẽ tự khỏi
Biện pháp dự phòng Listeria?
Vì Listeria xâm nhập vào cơ thể chủ yếu do ăn phải thực phẩm nhiễm vi khuẩn Listeria Monocytogenes, do đó an toàn thực phẩm được coi là biện pháp hàng đầu giúp phòng tránh Listeria:
- Không sử dụng sữa, phomat hoặc các sản phẩm từ sữa mà chưa được tiệt trùng
- Rửa sạch rau, củ, quả trước khi sử dụng
- Giữ nhiệt độ trong tủ lạnh luôn dưới 40C hoặc đông lạnh dưới -180C
- Ăn thịt, hải sản đã nấu chín
- Rửa sạch tay, dao và thớt sau khi thái các thực phẩm sống
Phụ nữ có thai và những người bị suy giảm hệ miễn dịch nên tránh sử dụng một số thực phẩm dưới đây:
- Sữa chưa tiệt trùng
- Phomat
- Xúc xích
- Thịt tái
- Pate
- Thịt xông khói (cá hồi xông khói).
Đào Thị Nhung
Chương trình tiên tiến - Đại Học Y Hà Nội