Triệu chứng và cách chữa bệnh táo bón ở người lớn
Nguyên nhân gây táo bón là gì? - Có rất nhiều nguyên nhân gây táo bón, dưới đây là một trong số những nguyên nhân thường gây ra tình trạng táo bón:
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc
- Chế độ ăn ít chất xơ
- Các bệnh lí của đường tiêu hóa (Hình1)
Hình 1: Hệ tiêu hóa
Triệu chứng của táo bón là gì? - Những triệu chứng dưới đây có thể là dấu hiệu cuả tình trạng táo bón nặng:
- Đi ngoài ra máu
- Sốt
- Sút cân
- Mệt mỏi
Tôi nên làm gì để giảm tình trạng táo bón? - Để hạn chế tình trạng táo bón, bạn có thể:
- Ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ (hoa quả, rau củ, ngũ cốc…)
- Uống nhiều nước lọc và nước trái cây
- Tránh tình trạng nhịn đại tiện quá lâu
- Sử dụng thuốc nhuận tràng (nếu cần)
Khi nào tôi nên đến khám bác sĩ hoặc điều dưỡng? - Bạn nên đi khám các bác sĩ hoặc điều dưỡng nếu:
- Có các triệu chứng táo bón kể trên
- Nhiều ngày mới đi tiêu
- Các triệu chứng táo bón xuất hiện nhiều lần, kéo dài trên 3 tuần
- Có các triệu chứng bất thường khác
Các xét nghiệm để chẩn đoán táo bón là gì? - Dựa vào triệu chứng, tình trạng bệnh, lứa tuổi… các bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ cho bạn làm một số xét nghiệm để chẩn đoán. Dưới đây là một số xét nghiệm thường dùng:
- Khám trực tràng: Đây là một thủ thuật tương đối đơn giản. Bác sĩ banh mông bệnh nhân sang hai bên và thường sẽ kiểm tra vùng bên ngoài (hậu môn và vùng hội âm) xem có những bất thường gì không. Tiếp đó, khi bệnh nhân giãn thoải mái, bác sĩ sẽ luồn một ngón tay đã bôi trơn vào trong trực tràng qua hậu môn bệnh nhân và sờ mặt bên trong trong vòng khoảng sáu mươi giây.
- Chụp X-quang hoặc MRI
- Nội soi hậu môn-trực tràng: Với biện pháp này, các bác sĩ sẽ đặt một ống mỏng, dẻo vào trực tràng. Ống này được gọi là một sigmoidoscope- ống nội soi, nó có một ánh sáng và camera ở đầu soi. Bác sĩ dùng ống nội soi quan sát một phần trực tràng và đại tràng. Trong quá trình làm thủ thuật này, các bác sĩ cũng có thể sẽ lấy ra một mẫu bệnh phẩm từ niêm mạc của đại tràng để soi dưới kính hiển vi (Hình 2)
Hình 2: Nội soi đại tràng
- Đo áp lực hậu môn trực tràng: Đo áp lực hậu môn – trực tràng xét nghiệm về nhu động của đại trực tràng, cung cấp một đánh giá của các chức năng của trương lực cơ đại trực tràng và các dây thần kinh của hậu môn và trực tràng. Một ống mềm linh hoạt, được đưa qua hậu môn và trực tràng. Cảm biến trong ống đo áp lực được tạo ra bởi các cơ của hậu môn và trực tràng khi bệnh nhân thực hiện một vài thao tác đơn giản như rặn. Khi chức năng của các cơ hậu môn trực tràng bị suy yếu, phân tắc nghẽn, do đó gây ra tìnhtrạng táo bón.
Điều trị bệnh táo bón như thế nào? - Tùy thuộc vào triệu chứng và tình trạng bệnh, các bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ đưa ra những biện pháp điều trị thích hợp. Đầu tiên, bạn sẽ phải thay đổi chế độ ăn, sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước. Nếu sau khi áp dụng chế độ dinh dưỡng mới mà tình trạng bệnh vẫn không cải thiện, các bác sĩ sẽ cho bạn:
- Sử dụng các thuốc nhuận tràng (uống/đặt hậu môn)
- Thay đổi thuốc mới nếu các thuốc bạn đang dùng là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón
- “Thụt tháo”: Các bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ đưa một lượng nhỏ nước ấm vào hậu môn của bạn để giúp làm mềm phân, dễ đi ngoài hơn
- Biện pháp Biofeedback: Đây là phương pháp mà các bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ hướng dẫn bạn cách thư giãn một số cơ để từ đó dễ dàng tống phân ra ngoài hơn
Phòng ngừa táo bón như thế nào? - Bạn có thể phòng ngừa táo bón bằng cách:
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ
- Uống nhiều nước
- Tập thói quen đi đại tiện đều đặn mỗi ngày.
Đào Thị Nhung
Chương trình tiên tiến
Đại Học Y Hà Nội